Phát triển bền vững là gì?
Mục 4, điều 3 luật bảo vệ môi trường, “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến độ xã hội và bảo vệ môi trường”
Như vậy, Phát triển bền vững là làm thế nào để vừa có sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, công bằng xã hội, vừa phải đảm bảo giữ gìn môi trường thiên nhiên, hay nói cách khác là phải hài hòa giữa 3 mục tiêu: kinh tế- xã hội- môi trường.
Công ty TNHH gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) và tỉnh Hà Tĩnh
Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một công ty nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; chi nhánh của tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan.
Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II).
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản
Để nhận được dự án đầu tư với vốn lớn, Nhà nước đã có những ưu đãi nhất định cho Formosa, như ưu đãi về thuế TNDN (mức thuế suất 10%, trong khi các doanh nghiệp trong nước là 22%); ưu đãi về quyền sử dụng đất: “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”; nhà đầu tư được ưu đãi thuê đất tới 70 năm.
Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đóng góp rất lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh. Năm 2014, Cục Hải quan Hà Tĩnh bất ngờ có sự đột phá mạnh mẽ về thu ngân sách, với tổng thu ngân sách đạt 6.366,7 tỷ đồng, tăng 498% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do Formosa tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị để hoàn thiện tổ hợp Formosa. Tuy nhiên, đến năm 2015, việc thu ngân sách của Hải quan Hà Tĩnh đã không được thuận lợi như năm 2014. Nguyên nhân trước hết là do các mặt hàng nhập khẩu như máy móc thiết bị phục vụ dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Formosa giảm mạnh so cùng kỳ. Như vậy, có thể thấy nguồn thu của tỉnh vẫn phụ thuộc rất lớn vào Formosa.
Sự cố môi trường 2016
Sự cố cá chết hàng loạt ngày 6/4/2016, gần 100 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chết dạt vào bờ. Nguyên nhân được xác định là do chất xả thải cua Formosa chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với hydro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày. Tuy nhiên, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ, bên cạnh đó, Nhà nước còn tạo quá nhiều ưu đãi cho Formosa. Nguyên nhân là do sự nôn nóng về phát triển nhanh nền kinh tế mà thiếu chú trọng đến vấn đề khai thác và bảo vệ môi trường. Mặt khác, các chính sách bảo vệ môi trường lại chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trường, phục hồi suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, mà chưa định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của xã hội. Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn chưa được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu lực.
Giải pháp
Tài liệu tham khảo