^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2016: Trường hợp một số quốc gia Đông Nam Á

  1. Giới thiệu

   Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam lục địa Á - Âu, bao gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Đông Nam Á bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Australia, rộng khoảng 4,5 triệu km2  và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei. Đông Nam Á là một cầu nối giao thông quan trọng trên thế giới, là cầu nối giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó, đây cũng là cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Australia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế. Các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và xã hội, khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những trung tâm sản xuất hàng hóa lớn nhất của thế giới và duy trì được sự ổn định chính trị tương đối (theo Bloomberg).

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines sẽ vẫn duy trì trung bình được ở mức 5,3% trong giai đoạn năm 2018 – 2019.

Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng GDP các nước Đông Nam Á từ năm 2000 đến 2016

(Nguồn: World Bank )

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu. Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại từ kinh tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn. Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn được coi là góc an toàn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng cho hoạt động đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn khi người dân ồ ạt rút tiền do những quan ngại về sự đổ vỡ tiếp theo. Cuộc khủng hoảng tài chính đã, đang và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới, nhất là trong quý IV năm 2008. Đông Nam Á là một phần của kinh tế thế giới nên cũng bị lôi vào vòng xoáy khủng hoảng.

  1. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng GDP của các nước nghiên cứu

Bảng 2.1. Mối tương quan giữa GDP của các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000-2008

 

Việt Nam

Lào

Campuchia

Malaysia

Thái Lan

Philippin

Indonesia

Việt Nam

1

           

Lào

0.9943

1

         

Campuchia

0.9982

0.9935

1

       

Malaysia

0.9981

0.9952

0.999

1

     

Thái Lan

0.989

0.9843

0.994

0.9947

1

   

Philippin

0.9878

0.996

0.9891

0.9921

0.9836

1

 

Indonesia

0.9908

0.9875

0.9948

0.995

0.9972

0.9849

1

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động lớn các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó, chỉ số GDP của các nước trong khối Đông Nam Á cũng có sự thay đổi rõ rệt và tác động đến mối tương quan ở chỉ tiêu này giữa các nước trong giai đoạn sau khủng hoảng.

 

Bảng 2.2. Mối tương quan giữa GDP của các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2009 - 2016

 

Việt Nam

Lào

Campuchia

Malaysia

Thái Lan

Philippin

Indonesia

Việt Nam

1

           

Lào

0.9965

1

         

Campuchia

0.9849

0.9941

1

       

Malaysia

0.7321

0.6945

0.6306

1

     

Thái Lan

0.8698

0.8501

0.8031

0.9403

1

   

Philippin

0.9908

0.9849

0.9638

0.8024

0.9257

1

 

Indonesia

0.7437

0.7278

0.69

0.9285

0.9506

0.8179

1

 

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn chung, tăng trưởng GDP các nước trong khối kinh tế Đông Nam Á có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, sự sụt giảm kinh tế ở riêng mỗi quốc gia và chung trong khu vực sau khủng hoảng kinh tế 2008 đã dẫn đến giá trị này giảm xuống. Đáng chú ý trong giai đoạn 2009 -2016 là các nước Campuchia, Indonesia và Phillipin.

Bảng 2.3. Kết quả tác động của khủng hoảng đối với tương quan chỉ tiêu GDP các nước giai đoạn trước và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Biến

Số quan sát

Mean

Std. Err.  

Std. Dev.

[95% Conf. Interval]

Before

21

.9923381

.001033

.004734

.9901832    

.994493

After  

21

.8581952

.0260079

.1191831

.8039437   

.9124467

Diff   

21

.1341429

.0261323   

.1197531

.0796319   

.1886538

mean(diff) = mean(before - after)                                                      t =   5.1332

Ho: mean(diff) = 0                                                                      degrees of freedom =       20

Ha: mean(diff) < 0                  Ha: mean(diff) != 0                       Ha: mean(diff) > 0

Pr(T < t) = 1.0000                   Pr(T > t) = 0.0001                         Pr(T > t) = 0.0000

(Nguồn : Tính toán của tác giả)

Ghi chú : Before : Giai đoạn 2000 -2008

After: Giai đoạn 2009 -2016

Diff = Before - After

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động lớn đến tăng trưởng GDP các nước ở khối Đông Nam Á. Từ đó, có sư khác biệt rõ rệt về mối tương quan GDP các nước nghiên cứu ở giai đoạn trước và sau khủng hoảng với giá trị t=5.1332 và P-value = 0.0001.

Không chỉ tác động chung trong toàn bộ khối, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 tác động đến tăng trưởng GDP của từng quốc gia. Cụ thể:

Bảng 2.4. Kết quả tác động của khủng hoảng đối với tương quan chỉ tiêu GDP ở từng quốc gia giai đoạn trước và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Quốc gia

Ho:mean(diff)

Bậc tự do

tStat

Pr

Việt Nam

0

20

2.0951

0.0903

Lào

0

20

2.0967

0.0901

Campuchia

0

20

2.2818

0.0714

Malaysia

0

20

3.98

0.0105

Thailan

0

20

4.2864

0.0078

Philippin

0

20

2.2002

0.0791

Indonesia

0

20

4.165

0.0088

(Nguồn : Tính toán của tác giả)

  1. Nhận xét, kết luận

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã khiến cho hàng loạt các vấn đề yếu kém và tồn tại của kinh tế thế giới được bộc lộ ra ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Đối với khu vực Đông Nam Á mà cụ thể là các quốc gia nghiên cứu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho kinh tế thế giới tại quốc gia và khu vực suy giảm. Trước hết, sự suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian tới cộng với chính sách bảo hộ mậu dịch ở các quốc gia đang có chiều hướng gia tăng sẽ khiến cho nguồn cầu về hàng xuất khẩu của các nước này giảm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã khiến gia tăng mức độ tác động đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia và tác động trực tiếp đến dòng chu chuyển vốn giữa các thị trường, đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp. Với xuất khẩu giảm sút, lòng tin xói mòn và thị trường tín dụng khủng hoảng do bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, làm cho nhu cầu đầu tư trong nội tại các nước giảm.Tất cả các yếu tô này tác động đến tăng trưởng GDP. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến tốc độ tăng trưởng GDPcủa các nước ASEAN trồi sụt mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2016. Ít có nước nào trong khu vực có được sự ổn định trong giai đoạn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.worldbank.org/

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube