^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

 Làm rõ giá tính thuế đối với mặt hàng chịu nhiều loại thuế cơ bản

 

Trong nền kinh tế thị trường, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ kích thích tăng trưởng, tái phân phối thu nhập giúp Chính phủ thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Việc thực thi một chính sách thuế phù hợp là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các luật thuế hiện hành, bài viết xin đưa ra giá tính thuế một số loại thuế cơ bản, đặc biệt là trường hợp hàng hóa chịu nhiều loại thuế.

1. Thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu vực phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp

 

=

Số lượng hàng hóa thực tế XNK

 

x

Giá tính thuế đơn vị hàng hóa

 

x

Thuế suất

thuế XNK

Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhậpkhẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính: 

+ Nếu là hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) (tức là giá FOB). 

+ Nếu là hàng hóa nhập khẩu thì: 

Trị giá tính thuế = giá FOB+Phí bảo hiểm quốc tế (I)+ Phí vận tải quốc tế (F) = giá (CIF)

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Đối tượng chịu thuế TTĐBlà những hàng hóa quy định trong Luật thuế TTĐB như rượu, bia các loại, thuốc lá, ô tô dưới 24 chỗ ngồi...Thuế TTĐB được tính theo công thức

 

Thuế TTĐB phải nộp

=

Số lượng HH tiêu thụ

 x

Giá tính thuế đơn vị hàng hóa

x

Thuế suất

thuế TTĐB

 

Giá tính thuế TTĐB đối với dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán ra chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu, khoản 2, điều 6 Luật thuế TTĐB quy định: 

Thuế TTĐB phải nộp

 

=

(Giá tính thuế

nhập khẩu

+

Thuế nhập khẩu)

 

x

Thuế suất

thuế TTĐB

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ những đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT). Thuế GTGT được xác định:

Thuế GTGT = Giá tính thuế     x    Thuế suất thuế GTGT

Theo điều 7, thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế GTGT

=

Giá nhập khẩu

+

Thuế Nhập khẩu

+

Thuế TTĐB

(nếu có)

+

Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)

Để hiểu rõ hơn về giá tính thuế, chúng ta xem xét ví dụ sau:

Công ty X nhập khẩu mặt hàng A (chịu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và GTGT), giá CIF theo hợp đồng là 50USD/1 sản phẩm; số lượng 100 sản phẩm, tỷ giá tính thuế 22.727 đ/usd. Giả sử suất thuế nhập khẩu mặt hàng A là 35%, thuế TTĐB là 60%, thuế GTGT là 10%.

Tiền thuế nhập khẩu phải nộp:

 50 x 100 x 22.727x35% = 39.772.250đ

Tiền thuế TTĐB phải nộp:

 ((50 x 100 x 22.727) + 39.772.250) x 60% = 92.044.350đ

Tiền thuế GTGT phải nộp: 

((50 x 100 x 22.727) + 39.772.250 + 92.044.350) x 10% = 24.545.160đ

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, 2010, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính

2. Luật Thuế XNK

3. Luật Thuế TTĐB

4. Luật thuế GTGT

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube