Luật BHXH 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, tuy nhiên nhiều quy định mới về chính sách pháp luật BHXH đến ngày 1/1/2018 mới chính thức có hiệu lực thi hành.
Một là, thêm hai đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Hai là, sửa đổi quy định về mức đóng, hưởng chế độ hàng tháng
Về đóng BHXH, Từ ngày 01/01/2018:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung
Trong đó: Khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (Theo Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Về hưởng BHXH, từ ngày 01/01/2018 trở đi, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với người về hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% phải đủ điều kiện về tuổi đời như sau:
Năm nghỉ hưởng lương hưu |
2018 |
2019 |
2020 về sau |
Tuổi đời đối với Nam |
53 |
54 |
55 |
Tuổi đời đối với nữ |
48 |
49 |
50 |
Trường hợp người lao động đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.
Ba là, phạt tù đến 7 năm với người có nghĩa vụ nhưng không đóng BHXH cho người lao động.
Nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung tội phạm quy định liên quan đến hành vi nêu trên tại điều 216, cụ thể như sau: Kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật hình sự 2015) có hiệu lực, người nào có nghĩa vụ mà không thực hiện đóng BHXH cho người lao động sẽ có thể bị ở tù đến 07 năm.
Bốn là, tăng dần số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa.
Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.
Dưới đây là bảng so sánh quy định về số năm người lao động phải đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa nêu trên dựa trên quy định tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH 2014:
|
Hiện nay |
Từ 01/01/2018 |
Lao động nữ |
Từ đủ 25 năm đóng BHXH |
Từ đủ 30 năm đóng BHXH |
Lao động nam |
Từ đủ 30 năm BHXH trở lên |
Từ đủ 31 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2018) |
Từ đủ 32 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2019) |
||
Từ đủ 33 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2020) |
||
Từ đủ 34 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2021) |
||
Từ đủ 35 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) |
Ngoài ra còn một số thay đổi như nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện, tăng chế tài xử phạt vi phạm BHXH…