Năm 2015, Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước và đứng thứ 3 toàn vùng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có 68 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư bình quân mỗi năm trên 20.200 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ đối với kinh tế Việt Nam nói chung mà còn đối với địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm lại nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Tĩnh đă đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xă hội của tỉnh, đưa Hà Tĩnh trở thành vùng đất hấp dẫn có sức lan tỏa hội tụ một số nhà đầu tư lớn như tập đoàn FORMOSA, Mitshubishi ,Samsung… Hà Tĩnh đã và đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thúc đẩy kinh tế Hà Tĩnh phát triển và thực hiện đúng đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư.
1. Thực trạng thu hút vốn FDI tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015
Năm 2015, Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước và đứng thứ 3 toàn vùng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có 68 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư bình quân mỗi năm trên 20.200 triệu USD. Một số nhà đầu tư nước ngoài đang lập dự án đầu tư với quy mô lớn như: Tập đoàn Formosa đầu tư Dự án lọc hóa dầu ,Tập đoàn Mitsubishi (Nhật bản) đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng III
Hiện đã có 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Tĩnh, bao gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philipine, Lào, Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh. Năm 2015,các doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thúc đẩy kinh tế Hà Tĩnh phát triển và thực hiện đúng đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, đây là một lợi thế để Hà Tĩnh thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và mở rộng thị trường.Việc thu hút các nhà đầu tư lớn chứng minh rằng môi trường đầu tư đã từng bước được cải thiện, có sự đồng thuận giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và người dân; hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành tích cực và chủ động hơn, luôn quan tâm tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án.
Bảng 1: Tình hình kinh tế Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ ( bình quân 2011-2015)
Nguồn: TTNC BIDV tổng hợp
2. Giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ)...
Thứ hai, tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhằm dảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư FDI.
Thứ ba, về chính sách khoa học ciing nghệ:coi khoa học công nghệ là then chốt trong công tác khoa học công nghệ của tính.Thúc đẩy khoa học kux thuật trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các kĩ thuật công nghiệp dựa vào công nghệ mới có kỹ thuật cao tạo bước nhảy vọt trong thâm canh sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sinh học
Thứ tư, tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề, nhất là dào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứn hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tứ
3. Kết luận
Đối với những nước đang phát triển và tích lũy vốn nội bộ trong nền kinh tế còn thấp như Việt Nam thì cần phải thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển,trong đó việc thu hút vốn FDI là một tất yếu khách quan. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn FDI đă và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đă tạo cho đất nước nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin,…
Năm 2015,Việt Nam được đánh giá là năm “bội thu” nguồn vốn cam kết đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài thông qua hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.Hòa cùng xu hướng thu hút FDI của cả nước,với việc ban hành và thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư, Hà Tĩnh đã và đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự có mặt của dòng vốn FDI trên địa bàn góp phần quan trọng để tỉnh ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đặt nền móng cho sự phát triển mang tính đột phá và bền vững của nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO