Mức lương cơ sở và sự biến động qua các năm
Hoàng Thị Oanh – Khoa KT&QTKD
Trong nhiều năm trở lại đây, mức lương cơ sở liên tục tăng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sống của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Vậy mức lương cơ sở là gì? Sự biến động của mức lương cơ sở qua những năm gần đây như thế nào? Những vấn đề này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Lương cơ sở là mức lương được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ bảo hiểm xã hội được tính dựa vào mức lương cơ sở. Tuy nhiên, không có văn bản nào định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì. Hiện nay, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, Chính phủ đề cập đến lương cơ sở như sau:
“1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
Như vậy, mặc dù không có định nghĩa lương cơ sở là gì nhưng có thể hiểu đây là mốc lương tối thiểu, được dùng để tính lương trong các bảng lương, phụ cấp… của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biêt và lực lượng vũ trang.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,49 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 01/7/2019 đến hiện tại. Dự kiến từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Dưới đây là tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm:
Thời điểm áp dụng |
Lương cơ sở (đồng/tháng) |
Mức tăng (đồng/tháng) |
Căn cứ pháp lý |
Từ 01/10/2004 - hết 30/9/2005 |
290.000 |
- |
|
Từ 01/10/2005 - hết 30/9/2006 |
350.000 |
60.000 |
|
Từ 01/10/2006 - hết 31/12/2007 |
450.000 |
100.000 |
|
Từ 01/01/2008 - hết 30/4/2008 |
540.000 |
90.000 |
|
Từ 01/5/2009 - hết 30/4/2009 |
650.000 |
110.000 |
|
Từ 01/5/2010 - hết 30/4/2011 |
730.000 |
80.000 |
|
Từ 01/5/2011 - hết 30/4/2012 |
830.000 |
100.000 |
|
Từ 01/5/2012 - 30/6/2013 |
1.050.000 |
220.000 |
|
Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016 |
1.150.000 |
100.000 |
|
Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017 |
1.210.000 |
60.000 |
|
Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018 |
1.300.000 |
90.000 |
|
Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019 |
1.390.000 |
90.000 |
|
Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2019 |
1.490.000 |
100.000 |
|
Từ 01/7/2023 trở đi |
1.800.000 |
310.000 |
Nghị quyết 69/2022/QH15 |
Mặc dù theo quy định thì mức lương cơ sở không áp dụng cho người làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức. Những người làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức sẽ áp dụng lương tối thiểu vùng, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải lưu ý một số quy đinh sau có liên quan đến mức lương cơ sở:
Thứ nhất, về tính trợ cấp thai sản:
Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.490.000 đồng x 02 = 2.980.000 đồng.
Thứ 2, về mức tối đa đóng BHXH, BHYT:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, với mức lương tối thiểu hiện hành thì lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023 là 29.800.000 đồng/tháng.
Tài liệu tham khảo
Nghị định 38/2019/NĐ-CP
https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/tong-hop-muc-luong-co-so-qua-cac-nam-230-16476-article.html