Hiện nay, Du lịch tâm linh đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng phổ biến ở Việt Nam. Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Với hệ thống di tích văn hoá lịch sử phong phú tạo cho Hà Tĩnh lợi thế nổi trội trong phát triển du lịch tâm linh. Hà Tĩnh có bề dày lịch sử của vùng đất gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc nên du lịch tâm linh chắc chắn sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.
- Vị trí địa lý: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
- Tài nguyên du lịch văn hoá: Hà Tĩnh sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể khá phong phú. Hà Tĩnh có hơn 400 di tích, hiện có 62 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 52 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, bao gồm những di tích nổi bật sau:
- Các lễ hội: Hà Tĩnh bảo lưu khá nguyên vẹn các phong tục tập quán, bao gồm các lễ hội như Lễ hội Chùa Hương Tích, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, Lễ hội chùa Chân Tiên…
Như vậy, với việc sở hữu nhiều hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, dánh thắng, lễ hội truyền thống đặc sắc, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch tâm linh nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững.
Hà Tĩnh có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng sẵn có phục vụ du lịch, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích cần có những chính sách, kế hoạch phát triển hợp lý.
Thứ nhất, nâng cấp đường giao thông đến khu di tích; đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Thứ hai, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác các tour văn hóa tâm linh đến các khu di tích; kết hợp du lịch tâm linh với các loại hình khác như: du lịch sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực… để chuyến tham quan thêm hấp dẫn.
Thứ ba, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh của cho đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch để truyền tải những giá trị nổi trội của các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh đến với du khách.
Thứ tư,thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách.
Tài liệu tham khảo
http://dulichhatinh.com.vn/news/TAI-NGUYEN-DU-LICH/
http://itdr.org.vn/du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien/