Căn cứ theo điều 15 Luật Lao động hiện hành thì“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương , điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc giao kết hợp đồng lao động không đơn thuần chỉ bằng văn bản, lời nói hay hành vi. Theo điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Như vậy, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động bằng văn bản. Mọi quy định về nội dung hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh cũng sẽ tuân theo các quy định của bộ luật dân sự, bộ luật lao động cũng như các luật khác có liên quan.
Về luật điều chỉnh. Ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử.
Về quy trình giao kết hợp đồng điện tử: Thay vì gặp trực tiếp và ký hợp đồng bằng tay như hợp đồng truyền thống, thì hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.
Về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử.Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với thương mại truyền thống đã xuất hiện thêm các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử, đây là bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử.Bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Ngày 20/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với nhiều điểm mới. Một trong những điểm nổi bật là sẽ ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, quy định về hình thức HĐLĐ bao gồm:
-HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành hai bản, người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
- Khoản 2 điều này quy định: Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, HĐLĐ còn có thể được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản.
Như vậy, từ ngày 1-1-2021, người lao động và người sử dụng lao động bên cạnh ký kết bằng văn bản thì có thể giao kết HĐLĐ bằng hình thức điện tử.
Hình thức này vẫn có giá trị pháp lý như khi giao kết bằng văn bản.Việc giải quyết tranh chấp phát sinh và các quy định có liên quan cũng sẽ được giải quyết trên cơ sở Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động.
Tài liệu tham khảo