^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Rửa tiền và phòng chống rửa tiền

Rửa tiền(money laundering) là toàn bộ những hoạt động được tiến hành nhằm cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội. Như vậy, bản chất của việc rửa tiền là phải làm cho đồng tiền mất dấu và kết quả là cơ quan chức năng không thể lần ra được nguồn gốc “tiền bẩn” ban đầu nhằm đưa đồng tiền đó vào sử dụng một cách hợp pháp.

Cách thức rửa tiền cũng có nhiều dạng, phụ thuộc vào “độ hở” của chính sách tại các quốc gia như “độ hở” trong hệ thống ngân hàng, trong quy trình chuyển tiền, trong quá trình kinh doanh mua bán đất động sản… Nhìn chung, hoạt động rửa tiền có thể phân thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sắp xếp (placement): Các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội được tìm cách đưa vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
  • Giai đoạn phân tán (layering): Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
  • Giai đoạn quy tụ (integration): các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.
  • kt2
  • Đối với một quốc gia, đặc biệt là các thị trường mới nổi đang trên đà thực hiện mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực tài chính thì rất dể dàng  trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Quốc gia có hoạt động rửa tiền sẽ dẫn đến những đột biến trong cầu tiền tệ; lãi suất và tỷ giá hối đoái bất ổn định; hệ thống tài chính ngân hàng bị suy yếugây tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hoạt động rửa tiền cũng bóp méo các số liệu thống kê, làm khó khăn cho việc hoạch định chính sách và giảm hiệu quả điều tiết, hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, đồng thời làm kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô, mua bán nội gián, gian lận thương mại.

    Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với các nền kinh tế trên thế giới vừa mở ra rất nhiều cơ hội cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhưng đồng thời, vì đặc thù giao dịch tài chính ở nước ta chủ yếu là tiền mặt làm cho  việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động rửa tiền đang ngày càng trở nên phức tạp và Việt Nam vẫn là địa chỉ dễ bị bọn tội phạm rửa tiền tìm đến. Vì vậy, để phòng chống các hoạt động rửa tiền, ngày 25/11/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020. Đây cũng là thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế về xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT) của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG). Theo đó, Kế hoạch hành động tập trung vào 8 nội dung: Xác định các rủi ro và phát triển các chính sách và hợp tác trong nước; rửa tiền và tịch thu tài sản; tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí; áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho khu vực tài chính và phi tài chính được chỉ định; tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng báo cáo, các đối tượng khác về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

    Một quốc gia phòng chống rửa tiền tốt sẽ góp phần quản lý tốt đồng tiền. Khi đồng tiền được quản lý tốt và dùng để đầu tư vào những nơi cần thiết nó sẽ phát huy hiệu quả, góp phần phát triển an ninh, kinh tế đất nước./.


    Tài liệu tham khảo:

    1. http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ADa_ti%E1%BB%81n
    2. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/123861/nhan-dien-thu-doan--rua-tien--tai-viet-nam.html
    3. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100906.html
    4. .http://www.tapchitaichinh.vn/Viet-Nam-chong-rua-tien-tai-tro-khung-bo/Siet-chat-ky-cuong-khang-dinh-cam-ket/57371.tctc
Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube