^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Năng lượng sạch - xu thế và biện pháp phát triển ở Việt Nam

Là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng ở nước ta ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng giảm dần năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và và giảm ô nhiễm môi trường đã và đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Cùng tìm hiểu sự phát triển của năng lượng sạch và các biện pháp để thúc đẩy việc tiêu dùng và sử dụng nguồn năng lượng này tại Việt Nam.

Một số vấn đề về năng lượng sạch và phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam

Năng lượng sạch là nguồn năng lượng được sản xuất trên cơ sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo. Có ít tác động tiêu cực đến môi trường như: thuỷ năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, nhiên liệu sinh học.

Năng lượng sạch cũng là năng lượng được sản xuất, cung cấp từ các nguồn năng lượng sơ cấp hóa thạch (than đá, sản phẩm dầu, khí đốt) và hạt nhân trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hoá năng lượng là công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường với quá trình sản xuất, cung cấp năng lượng thực hiện nghiêm ngặt tuân thủ các quy định về môi trường. Là loại năng lượng không gây ra chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thông thường, các nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ thiên nhiên hoặc chế phẩm của các sản phẩm tự nhiên. Do đó nó không gây ô nhiễm và ít bị cạn kiệt. 

Có lợi thế về địa lý và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, nước ta đang là một trong những điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi sang năng lượng sạch. Cùng với đường bờ biển dài và lượng ánh nắng dồi dào, nước ta có  Những điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc này và đang tích cực thúc đẩy các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Năng lượng sạch có tốc độ tăng trưởng mạnh hàng năm. Tăng nhanh nhất là điện mặt trời, điện năng phát ra tăng bình quân hằng năm từ pin mặt trời là 60%. Các nhà máy điện tập trung nhiệt mặt trời là 43%, kế đến là điện gió 25% và nhiên liệu sinh học tăng 17% mỗi năm. Nhiều dự án điện mặt trời và điện gió đã và đang được triển khai trên khắp cả nước, góp phần cung cấp nguồn năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo cũng đang được đẩy mạnh, giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Với sự nỗ lực không ngừng của chính phủ, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội, Việt Nam đang tiến bước vững chắc trên con đường trở thành một quốc gia đi đầu trong việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch.

Một số biện pháp phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam trong thời gian tới

Phát triển năng lượng sạch được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Việc phát triển năng lượng sạch đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước. Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của năng lượng sạch chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Ngày càng hoàn thiện pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Sớm nghiên cứu, ban hành Luật năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập, chồng chéo trong các luật liên quan, đồng thời thúc đẩy việc khai thác năng lượng sạch và năng lượng tái tạo một cách hiệu quả

Tích cực huy động các nguồn lực phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Xây dựng chính sách phù hợp để đẩy mạnh việc tiếp cận các nguồn vốn phát triển xanh của quốc gia, tổ chức quốc tế. Khuyến khích các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước tham gia bảo lãnh các dự án đầu tư phát triển năng lượng sạch.

Tiến hành tái tạo; điều tra, đánh giá tiềm năng năng lượng sạch ở Việt Nam và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lương

          Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực năng lượng sạch. Xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ then chốt, tạo đột phá của ngành năng lượng sạch. Xây dựng cơ chế đãi ngộ thích đáng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực năng lượng.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cho lĩnh vực năng lượng sạch. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học cơ bản trong ngành năng lượng; quan tâm đầu tư dài hạn cho các dự án nghiên cứu nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch để thay thế năng lượng truyền thống.

 Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.erav.vn/tin-tuc/t317/phat-trien-nang-luong-sach-chu-truong-lon-cua-dang-va-nha-nuoc.html
  2. https://www.evn.com.vn/d6/news/Giai-phap-va-cong-nghe-huong-toi-chuyen-dich-nang-luong-sach-100-668-120189.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/906102/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-hien-nay--thuc-trang%2C-tiem-nang-va-ham-y-giai-phap.aspx

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube