Xây dựng NTM là một trong ba chương trình MTQG được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới, tiếp cận mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong những năm vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid , nguồn lực dành cho chương trình hạn chế, song bằng nhiều cách làm “sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt”, nhưng các địa phương trong toàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn tích cực phấn đấu để đạt được các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới ở mức cao hơn.
Năm 2021 có 28 xã đạt chuẩn; năm 2022 có thêm 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 147 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu đạt chuẩn.. hu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/người/năm (năm 2022). Riêng năm 2022, toàn tỉnh Hà Tĩnh có thêm 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 147 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu đạt chuẩn.
Các địa phương đã làm được 760 km đường giao thông; 61,5 km rãnh thoát nước; làm mới, nâng cấp 21 nhà văn hóa xã, 13 khu thể thao xã. Các mô hình phá bỏ bờ vùng, bờ thửa cải tạo ruộng đất, dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển mạnh. Năm 2022, có thêm trên 1.960 ha được thực hiện, đưa tổng số diện tích đến nay đạt hơn 9.570,21 ha. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tiếp tục được tập trung thực hiện, nhiều sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM, căn cứ theo 10 tiêu chí, đến nay có 2 tiêu chí cơ bản đạt (Quy hoạch và An ninh trật tự xã hội); 3 tiêu chí đến năm 2025 có khả năng hoành thành (Dịch vụ hành chính công; Giáo dục và Y tế; Chỉ đạo, điều phối thực hiện Chương trình xây dựng NTM). 5 tiêu chí khó có khả năng hoàn thành nếu không có sự nỗ lực phấn đấu và nguồn lực hỗ trợ, gồm: cơ sở hạ tầng kết nối và tích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững; văn hóa; môi trường và cảnh quan nông thôn; việc làm - thu nhập - hộ nghèo.
Theo kế hoạch, năm 2023, tỉnh Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo rà soát, nâng cấp tất cả các thôn, xã, huyện đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đảm bảo đạt chuẩn theo các bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2022 - 2025;
Qua hơn 10 năm thực hiện chương trình, mặc dù đã đạt được nhiều thành tích nổi bật nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế lâu nay đang gặp phải như: thu nhập bình quân đầu người đang ở mức thấp; việc xử lý rác thải tập trung còn nhiều khó khăn, nhất là tại các huyện chưa có khu xử rác thải tập trung.Đối với chương trình OCOP, số lượng sản phẩm đạt chuẩn lớn nhưng chất lượng chưa tương xứng, quy mô còn nhỏ. Chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP có chi phí tư vấn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến lãng phí, tốn kém, trong khi kinh phí hỗ trợ trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất còn hạn chế.
Do đó, cơ quan, đơn vị, các địa phương cần chủ động, khẩn trương xây dựng khung kế hoạch, lộ trình tổ chức, bắt tay ngay vào triển khai thực hiện có hiệu quả đề án; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện đề án; khâu nối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong quá trình thực hiện.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và tập trung cao cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng NTM, về triển khai đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM; cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, các chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về tăng cường công tác lãnh đạo đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2022 - 2025.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện chương trình OCOP hiệu quả; quan tâm cao đến văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử; vấn đề môi trường, nhất là nước sạch, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, công trình vệ sinh hộ gia đình; đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM, từng bước phát triển du lịch nông thôn, làm cho các mục tiêu về nông thôn mới đạt được ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.
Nguyễn Thị Nên