^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2019-2025

  1. Thực trạng phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2019-2023
  2. Doanh thu từ hoạt động du lịch qua các giai đoạn

Doanh thu từ hoạt động du lịch của địa phương giai đoạn năm 2019 tới 2023 được thể hiện bởi bảng sau:

Bảng 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch các huyện miền tây

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Doanh thu

75.039

103.516

108.421

117.387

119.143

Nguồn:Thống kê sở du lịch Nghệ An

Theo số liệu của phòng nghiệp vụ sở du lịch, doanh thu từ các dịch vụ du lịch của các huyện miền tây Nghệ An năm 2020 đạt 103.516 triệu đồng, năm 2021 đạt 108.421 triệu đồng tới năm 2022 đạt 117.387 triệu đồng và các năm 2023 cho tới nay liên tục tăng

  1. Gia tăng quy mô cơ cấu khách du lịch

Cơ cấu khách du lịch được phân chia thành khách quốc tế và khách trong nước. Nguồn khách chủ yếu tới các địa điểm du lịch ở miền tây Nghệ An trên 94% là khách trong nước năm 2015 khách trong nước chiếm 95,44% trong khi khách quốc tế chỉ chiếm có 4,56%, năm 2019 con số tương ứng lần lượt là 95,89% và 4,11%. Con số đó chứng tỏ rằng mặc dù có rất nhiều địa điểm du lịch, nhưng công tác quảng bá hình ảnh du lịch địa phương vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu quy mô trong tỉnh, các du khách ngoại tỉnh, khách quốc tế còn ít được biết tới du lịch miền tây Nghệ An. Rõ ràng mặc dù có sự chuyển biến tích cực doanh thu từ hoạt động du lịch miền tây Nghệ An tăng theo các năm nhưng con số đó còn quá chậm và chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đặc biệt lượng khách quốc tế tới với địa phương còn hạn chế tất nhiên cũng còn ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan .

  1. Cơ sở lưu trú, ăn uống

Theo số liệu từ trung tâm xúc tiến du lịch tính đến ngày 31/12/2019 tại các huyện miền tây Nghệ An có tổng 143 cở sở lưu trú, 1.810 phòng và 2.439 giường, trong đó có khách sạn mường thanh Con Cuông đạt chất lượng 4 sao, có 5 đơn vị đạt sao còn lại là đạt tiêu chuẩn và hình thức kinh doanh chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể. Về cơ bản số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú đã đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ lượng khách du lịch tới thăm miền tây Nghệ An với nhiều hình thức lưu trú khác nhau như nhà nghỉ, khách sạn, homestay, nhà sàn... với nhiều mức giá tương xứng. Mặc dù còn nhiều khó khăn và chất lượng các cơ sở lưu trú vẫn còn hạn chế và đang trên đà từng bước được khắc phục cải thiện trong tương lai. Cánh đồng hoa hướng dương bất tận của Tập đoàn TH . Những đồi hoa tam giác mạch thu hút đông khách tham quan

2.2. Các giải pháp phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2023-2025

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các địa phương nên tổ chức đào tạo và nâng cao nhận thức cho người dân và được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của các tổ chức đơn vị có liên quan. Đối với từng đối tượng cần xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương. Cần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp thể hiện qua phong cách phục vụ trong tất cảc các lĩnh vực từ phục vụ trong các khách sạn, nhà nghỉ, đến các bộ phận lữ hành, vận chuyển khách...

  • Huy động vốn đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch địa phương từ nhiều nguồn khác nhau

Trong thời gian tới, cần phải huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Cần tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và có các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch, cần quản lý việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu; tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bản; lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ngoài ra, cần phân bổ vốn hợp lý đảm bảo cân đối tỉ lệ chi ngân sách hợp lý cho đầu tư phát triển các lĩnh vực du lịch và tăng cường đầu tư ngân sách cho phát triển du lịch qua mỗi năm.

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch

Mục tiêu của giải pháp là đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch để tạo ra hình ảnh mới về tiềm năng du lịch và các chính sách của địa phương đối với khách du lịch và các nhà đầu tư. Về thị trường khách du lịch: Trong những năm trước mắt vẫn xác định thị trường khách du lịch nội địa là thị trường tiềm năng đối với khách quốc tế chú trọng khách tại các trung tâm du lịch có nhu cầu đến tham quan du lịch trên địa bàn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và số khách du lịch là chuyên gia, nhân viên sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trên địa bàn được đầu tư đảm bảo chất lượng thì cần đẩy mạnh thị trường khách du lịch tại Lào, Trung Quốc, Nhật bản, Hồng Kông...

  • Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Đào tạo nâng cao trình độ nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công tác du lịch. Quy hoạch hệ thống du lịch các huyện thị, thành dựa vào các vùng với sản phẩm du lịch đặc trưng riêng. Quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng du lịch, trong đó tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch, thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch, cấp biển hiệu đạt chuẩn du lịch…Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các điểm, các khu du lịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch về Miền Tây Nghệ An.”

2.3. Kết luận

Hoạt động du lịch miền tây Nghệ An được định hình khá rõ nét trong giai đoạn 2015-2019, du lịch miền tây Nghệ An đã đánh dấu bước trưởng thành bằng sự xuất hiện ngày càng đông của dòng khách du lịch…Tuy nhiên, hoạt động du lịch miền tây Nghệ An hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Số lượng khách có tăng dần lên, nhưng so với tình hình phát triển chung của tỉnh thì tốc độ tăng còn chậm, đặc biệt là khách quốc tế. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch miền tây Nghệ An cũng chưa khẳng định được sự đóng góp đối với nền kinh tế của tỉnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định 2355/2013/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội miền tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
  2. Việt Phương (2019), Nghệ An đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm để thu hút khách du lịch.
  3. Website của Cục thống kê Nghệ An http://nghean.gov.vn/wps/portal/cucthongke
  4. Website của Du lịch Nghệ An http://ngheantourism.gov.vn
  5. Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An http://khdt.nghean.gov.vn/
  6. Website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An http://nghean.gov.vn/wps/portal/sovhttdl

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube