Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại ... từ máy rút tiền tự động (Automated teller machine). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0, vẫn có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu trong tài khoản. Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản.
Kể từ ngày 1/3/2013, Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có hiệu lực thi hành. Ngoài phí rút tiền ngoại mạng thì chủ thẻ gánh thêm hàng loạt phí khác như phí rút tiền nội mạng (rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ), phí chuyển khoản...
Trong giai đoạn hiện nay, mục đích của việc thu phí đối với giao dịch ATM rút tiền nội mạng không nhằm bù đắp, thu hồi toàn bộ chi phí giao dịch mà chỉ giúp các ngân hàng cân đối một phần chi phí bỏ ra, dung hòa lợi ích giữa khách hàng với ngân hàng, hướng đến sự phát triển bền vững của dịch vụ ATM...
Hiện nay vẫn còn không ít quan điểm chưa đồng tình với việc thu phí giao dịch ATM nội mạng. Việc thu phí ATM là không thuyết phục, nhất là áp dụng trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Ngân hàng và doanh nghiệp là những đơn vị đã hưởng lợi từ việc trả lương qua thẻ nên không thể dồn tất cả phí cho người lao động. Mặt khác, mức phí rút tiền nội mạng sẽ tăng dần theo từng năm, đến năm 2015 lên mức bằng với mức phí rút tiền ngoại mạng hiện nay là quá cao và chưa hợp lý.
Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý và thực tiễn thì việc thu phí ATM là cần thiết và đã được quy định theo lộ trình cụ thể, có sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN.
BIỂU KHUNG MỨC PHÍ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA
(Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Stt |
Loại phí |
Mức phí |
|
1. |
Phí phát hành thẻ |
Từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ |
|
2. |
Phí thường niên |
Từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm |
|
3. |
Phí giao dịch ATM |
||
a) |
Vấn tin tài khoản (không in chứng từ) |
Nội mạng |
0 đồng/giao dịch |
Ngoại mạng |
Từ 0 đồng đến 500 đồng/giao dịch |
||
b) |
In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản |
Nội mạng |
Từ 100 đồng đến 500 đồng/giao dịch |
Ngoại mạng |
Từ 300 đồng đến 800 đồng/giao dịch |
||
c) |
Rút tiền mặt |
Nội mạng |
Từ 01/03/2013 đến 31/12/2013: Từ 0 đồng đến 1.000 đồng/giao dịch Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014: Từ 0 đồng đến 2.000 đồng/giao dịch Từ 01/01/2015 trở đi: Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch |
Ngoại mạng |
Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch |
||
d) |
Chuyển khoản |
Từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch |
|
đ) |
Giao dịch khác tại ATM |
Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ |
|
4. |
Phí dịch vụ thẻ khác |
Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ |
Việc thu phí phù hợp với các quy định pháp luật: theo Quy định về quyền của bên cung ứng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự (Khoản 3 Điều 523); theo quy định về hình thức, nguyên tắc trả lương tại Bộ Luật Lao động (Điều 94, 96), lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản; Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn; dựa trên quy định về quyền của tổ chức tín dụng trong việc ấn định và niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ thanh toán tại Luật Các tổ chức tín dụng (Điều 91); theo quy chế chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, chủ thẻ phải trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ.
Thực tế cho thấy, đối với việc thu phí dịch vụ thẻ, bằng cách này hay cách khác các ngân hàng đều phải bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí nghiệp vụ kinh doanh thẻ thông qua nhiều loại phí, giá dịch vụ thẻ khác nhau. Và việc thu phí nhằm dung hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Khách hàng sử dụng thẻ ngoài việc thiệt về lãi suất trên tài khoản nay còn mất phí rút tiền là chưa thỏa đáng. Thực ra, tài khoản thẻ ATM có bản chất là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nên không thể so sánh với lãi suất tiền gửi tiết kiệm được. Một điểm khác biệt nữa của thị trường thẻ Việt Nam là khách hàng thường có khuynh hướng rút tiền ATM ngay khi được trả lương, thu nhập nên số dư còn lại trong tài khoản thẻ là không nhiều. Do vậy, ngân hàng không thu được nhiều lợi ích từ dịch vụ này mà lại khá vất vả để quản lý sự biến động của dòng tiền này.
Trong giai đoạn hiện nay, mục đích chính của việc thu phí đối với giao dịch ATM rút tiền nội mạng không nhằm vào việc bù đắp, thu hồi toàn bộ chi phí giao dịch mà chỉ giúp các ngân hàng cân đối một phần chi phí bỏ ra, hướng đến sự phát triển bền vững của dịch vụ ATM tại Việt Nam, phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ. Quan điểm chung là thu phí để nâng cao chất lượng và nâng cao chất lượng thì sẽ được thu phí.
Thông tư 35 đã quy định rõ, phí dịch vụ thẻ nội địa được thực hiện với sự điều tiết, giám sát chặt chẽ của Nhà nước trong quá trình thu phí, bảo đảm tôn trọng nguyên tắc thị trường, cạnh tranh và thỏa thuận trong việc cung ứng dịch vụ thẻ, phù hợp với các quy định pháp luật, bao gồm cả Luật Cạnh tranh.
Đồng thời, Thông tư 35 chỉ quy định mức trần về phí dịch vụ, giao dịch ATM được phép thu theo từng thời kỳ. Điều đó có nghĩa là trong môi trường hoạt động thẻ cạnh tranh như hiện nay với gần 50 tổ chức phát hành thẻ, tùy theo khả năng và chiến lược khách hàng trong từng giai đoạn mà các ngân hàng tự quyết định mức thu tối đa, thu một phần hoặc thậm chí là không thu phí. Bởi vậy, các khách hàng có thể lựa chọn được những ngân hàng phục vụ cho phù hợp. Khung phí do NHNN ban hành là để đảm bảo các ngân hàng nếu có thu phí thì phải theo mức phí quy định và theo lộ trình có kiểm soát.