^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Hạn chế tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Nợ xấu tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, ngăn ngừa, xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại cũng như toàn bộ hệ thống. Những năm qua, trước nguy cơ nợ xấu gia tăng, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để giảm thiểu tình trạng này và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng tích cực nhiều giải pháp khác nhằm xử lý tốt hơn tình trạng nợ xấu góp phần ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính.

 

Nợ xấu phát sinh khiến một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng ở các khoản nợ này, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, tồn tại nợ xấu làm khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm, kéo theo sự giảm sút uy tín và đưa ngân hàng đến rủi ro nguy cơ phá sản. Đối với nền kinh tế, nợ xấu xảy ra dẫn đến sức ép lạm phát, đình chỉ sản xuất và có thể gây khủng hoảng hệ thống ngân hàng từ đó kéo theo khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, đối với khách hàng, nợ xấu là nguyên nhân làm giảm tốc độ chu chuyển vốn, tăng chi phí hoạt động và nhiều tác động xấu khác.

Thực tế trong những năm qua, nợ xấu tồn tại gây ra không ít khó khăn cho hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam nói riêng và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế nói chung.

Thuong 1

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

 

Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng v giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ. Đây là năm tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng mạnh trong nhiu năm, tăng tới 61%. Hậu quả này xuất phát từ Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, có phần thắt chặt cũng như tình trạng nợ xấu từ nhiều năm trước tích tụ kết hợp với tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều. Con số nợ xấu tới cuối năm 2012 tăng lên 4,1 % và là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất từ năm 2011 đến năm 2015. Thời điểm này, các NHTM tiếp tục phải đối mặt vấn đv thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh giảm sút rõ. Ngoài chịu tác động việc thực thi chính sách tin tệ nới lỏng, tình trạng nợ xấu tích tụ từ nhiu năm trước, nay có cơ hội bùng phát, hoạt động của NHTM vẫn còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Do vậy, nợ xấu đã vượt khả năng kiểm soát của các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Năm 2013, mặc dù có những thời điểm nợ xấu tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012 đe dọa an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia nhưng đến cối năm tỷ lệ nợ xấu đã có dấu hiệu giảm dần trước những nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN), NHTM và các doanh nghiệp trong nn kinh tế. Cùng với những thành công trong hoạt động điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, năm 2014 và năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 2,52%.

Để giải quyết tình trạng nợ xấu tăng cao, có nguy cơ đe dọa đến ổn định của hệ thống NHTM, có nhiều biện pháp được đưa ra, tiêu biểu ở một số biện pháp sau:

Trong giai đoạn 2011 – 2012, hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện quản lý, theo dõi nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định 493. Theo đó, nợ xấu là những khoản nợ được phân chia vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN v việc sửa đổi, bổ sung một số điu của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.

Đứng trước tình trạng nợ xấu tăng cao nhất là vào năm 2012, bên cạnh việc ban hành các chính sách và điều hành thực hiện nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu, Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ. VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. Đối với các TCTD, VAMC đã góp phần đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của TCTD, kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro từ 5 đến 10 năm, giảm áp lực về tài chính cho TCTD, nhất là các TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN để tạo nguồn kinh doanh. Từ năm 2013 đến 31/12/2015, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi được 22.783 tỷ đồng, đã thanh toán trái phiếu đặc biệt cho các TCTD 11.738 tỷ đồng.

Giải pháp hữu hiệu khác được áp dụng để xử lý nợ xấu là việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NĐ-NQ ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoach phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 với một trong những nhiệm vụ quan trọng là tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

Quá trình xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011 – 2015 đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến kết quả công tác này, cụ thể:

Hiện nay khi các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, ngân hàng được phép bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, công tác xử lý tài sản đảm bảo rất phức tạp, nhiu khâu và liên quan tới nhiu ngành chức năng, do vậy thời gian thường lâu và ảnh hưởng tới giá trị thu hồi của tài sản. Trên thực tế, các bên thường trì hoãn việc chuyển giao tài sản đảm bảo, có những ngân hàng có tới 70% số khoản vay thế chấp bằng bất động sản, xong xử lý rất khó khăn. Đồng thời, quy trình giải quyết tài sản đảm bảo hiện nay có liên quan đến rất nhiều đối tác, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm khoản nợ xấu. Bất cập này dẫn đến việc VAMC dù đã mua được các khoản nợ, nhưng cũng không thể phối hợp với các TCTD để phát mãi các tài sản đảm bảo. Khi VAMC và các TCTD không xử lý thu hồi được nợ, các khoản nợ này sẽ chuyển thành nợ quá hạn và nợ xấu, đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

Nếu các khoản nợ được mua bán công khai, được đem ra giải quyết thông qua việc đấu giá và mua bán với giá trị thực sự của nó thì khả năng giải quyết định khoản nợ xấu này sẽ cao. Hiện VAMC đã thực hiện mua các khoản nợ xấu này theo giá thị trường, tuy nhiên đầu ra cho các khoản nợ xấu này từ VAMC ra thị trường lại cần phải có một cơ chế rõ ràng và chi tiết hơn để các khoản nợ không nghẽn tại VAMC. Tuy nhiên, quy trình này hiện nay ở Việt Nam còn đang gặp vướng mắc do thị trường mua bán nợ trong nước còn chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh. Cùng với những hạn chế về năng lực, phương thức mua bán nợ của các công ty này trên thị trường còn thiếu tính đa dạng. Hoạt động mua bán nợ được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức: Mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

Do quy định đặc thù trong hoạt động của VAMC, cho đến nay 100% số nợ xấu mà VAMC đã mua được thực hiện thông qua hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt. Mặc dù hình thức này có ưu điểm là giúp giảm nhanh nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng mà không sử dụng tới ngân sách nhà nước, tuy nhiên việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt lại có một hạn chế rất lớn là không trao cho VAMC quyn tự định đoạt đối với nợ xấu đã mua. VAMC không thể chủ động tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu như miễn giảm lãi, tái cơ cấu khoản nợ hay bán tài sản đảm bảo nếu không được sự đồng ý của TCTD. Do vậy, trên danh nghĩa, TCTD vẫn có quyn quyết định đối với các khoản nợ xấu đã bán và vẫn phải chịu rủi ro hoàn toàn đối với các khoản nợ này. Thực tế đã cho thấy, trong nhiu trường hợp, nếu

TCTD phối hợp chặt chẽ và thống nhất với VAMC thì công ty thể hiện khá hiệu quả vai trò của mình. Ngược lại, nếu TCTD không hợp tác thì VAMC không thể thực hiện được việc xử lý nợ.

Ngoài các khó khăn trên, quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn khác như thực trạng tình hình nợ xấu tồn tại trong nhiều năm, tiến độ xử lý nợ xấu của các bên liên quan còn chậm hay thị trường mua bán nợ chưa chính thức, thiếu thông tin minh bạch… dẫn đến tình trạng nợ xấu vẫn còn tồn đọng và ảnh hưởng đến hệ thống NHTM cũng như đối với nền kinh tế.

Xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống NHTM, thúc đẩy kinh tế phát triển là một quá trình thực hiện quyết liệt, lâu dài. Nhằm phát huy những thành công, khắc phục hạn chế khó khăn trong giai đoạn trước, để thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu ở giai đoạn tiếp theo, có thể sử dụng một số giải pháp sau:

Trước hết, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý, chính sách chi tiết, cụ thể v việc xử lý tài sản đảm bảo. Cần thay đổi các quy định pháp luật liên quan đến việc phát mãi tài sản, mua bán tài sản thế chấp hoặc công trình, dự án liên quan đến các khoản nợ xấu.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần trao thêm những quyn đặc biệt cho VAMC để công ty này có thể thực hiện việc xử lý nợ xấu tại các NHTM theo nguyên tắc tự chủ và tự quyết định, đặc biệt là việc xử lý đầu ra của các khoản nợ xấu VAMC đã mua. Bởi, mặc dù trên giấy tờ tất cả phần nợ bán cho VAMC thì tất cả tài sản đảm bảo được chuyển nhượng cho VAMC, nhưng khi ra tòa, VAMC không thể khởi kiện khách hàng. Do vậy, phải có cơ chế cho VAMC tự chủ trong việc xử lý các khoản nợ đã mua của mình.

Xử lý triệt để nợ xấu, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các TCTD nói riêng và các doanh nghiệp, tổ chức trong nn kinh tế nói chung thực sự là một vấn đ khó khăn. Ngoài các kiến nghị này, các cơ quan chức năng và tổ chức, cá nhân liên quan cần áp dụng đồng bộ các giải pháp khác nhằm phát huy hơn nữa thành công từ công tác xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011 – 2015 để xử lý tốt các khoản nợ xấu tồn đọng cũng như hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh trong thời gian tới nhằm lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Trần Minh Trí, (2015), Tái cơ cấu và kiểm soát nợ xấu các NHTM và TCTD: Một số kết quả nổi bật, vấn đ đặt ra và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng.

3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng.

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube