^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Bội chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Trong những năm 2011-2015, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng trên dưới 5.5% GDP và có xu hướng không ổn định. Đây là một tỉ lệ rất cao.Theo kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP được coi là đáng lo ngại, còn ở mức 5.5% GDP thì bị xem là đáng báo động.

Tình hình bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

        Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng thu cân đối NSNN Tổng chi cân đối NSNN Thâm hụt NSNN Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP
2011 962.982 1.034.244 112.034 4,4%
2012 1.038.451 1.170.924 173.815 5,36%
2013 1.084.064 1.277.710 236.769 6,6%
2014 782.7 1.006.700 224 5,3%
2015(ước tính) 911.1 1.147.100 226 5,0%

 (Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)

 Ha An 1

(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)

Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi công tác điều hành, ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 nên kết quả thu ngân sách năm 2011 vượt kế hoạch 21,3%. Về chi, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số chi 1.034.244 tỷ đồng. Nhờ tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3% GDP theo Nghị quyết của Quốc hội xuống còn 4,4%, đây là một động thái tích cực. Tuy nhiên, mặc dù giảm bội chi song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã làm cho kết quả giảm bội chi không có nhiều ý nghĩa về tài khoá.

Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 theo báo cáo quyết toán là 173.815 tỷ đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu NSNN năm 2012 là 1.038.451 tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán, Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán. Chi thường xuyên vẫn còn lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích đang có dấu hiệu gia tăng tại các địa phương.

Nguyên nhân là do thâm hụt ngân sách và nợ công tăng ở nhiều nước EU, Mỹ, Nhật Bản, đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự được cải thiện nhiều sau khủng hoảng. Đồng thời những bất ổn về chính trị xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây nhiều khó khăn cho sự phát triển. Các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch hàng rào thuế quan và phi thuế quan gia tăng.

Ở trong nước, bên cạnh các giải pháp, chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả. Bội chi NSNN giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh cũng góp phần làm giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối, tuy nhiên, kinh tế vĩ mô ở nước ta chưa thực sự ổn định; lạm phát và lãi suất đang còn ở mức cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống nhân dân; Hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn; Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ. Thiên tai, bão lũ, dịch bệnh vẫn là những yếu tố phức tạp, khó lường.

Mức bội chi ngân sách năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014. Đây được gọi là sự vỡ kế hoạch. Nguyên nhân là do thế giới có sự suy giảm nguồn vốn FDI; suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra; thị trường tài chính vẫn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang phát triển do việc các nền kinh tế phát triển sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng. Ở trong nước, bên cạnh việc cơ bản đã kiềm chế được lạm phát; các chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh đã bắt đầu phát huy tác dụng; lãi suất hạ nhiệt thúc đẩy hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp và dân cư; sản xuất công nghiệp đã dần phục hồi thì chính sự thiếu ổn định về cán cân vĩ mô, sức cầu nền kinh tế còn yếu đã gây ra tình trạng bội chi NSNN. Thêm vào đó là tình trạng tồn kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản và vật liệu xây dựng lớn.Sức cạnh trang hàng hóa ngày càng khắc nghiệt và chịu sự tác động của các yêu tố mang tính toàn cầu như suy giảm luồn vốn FDI, suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính.

Mặt khác do dự toán xây dựng cao so với khả năng thực thiện đã gây ra tình trạng bội chi vỡ kế hoạch vào năm 2013; Ngoài ra, năm 2013 chính phủ thực hiện các chính sách miễn giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên cũng góp phần làm giảm số thu NSNN. Thêm vào đó, mức tăng trưởng kinh tế tuy cao hơn hẳn năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch; việc hoàn thiện thể chế chính sách về thâm hụt NSNN còn có chỗ chưa chặt chẽ.Việc quản lý điều hành cũng có lúc chưa hiệu quả nên một số đối tượng lợi dụng, gian lận và trốn lậu thuế.

Năm 2014 dự toán bội chi ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra là 224.000 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ. Bên cạnh đó, mức chi dự toán được đưa ra là 1,0067 triệu tỷ đồng, bao gồm: chi đầu tư phát triển là 163.000 tỷ, chi trả nợ và viên trợ là 120.000 tỷ, chi phát triển sự nghiệp là 704.400 tỷ. Dự toán bội chi ước đạt 5.3%GDP.

Nguyên nhân một phần do kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn ổn định hơn dù tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp. Thị trường tài chính bớt rủi ro hơn mặc dù vẫn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang phát triển do việc các nền kinh tế phát triển sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng; Tình hình lạm phát nhìn chung vẫn được kiểm soát do giá cả hàng hóa quốc tế đang có xu hướng giảm. Đối với trong nước: Bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế; các chính sẽ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh thúc đẩy tổng cầu trong năm 2013 đã phát huy tác dụng và tiếp tục có ảnh hưởng tích cực trong năm 2014; dòng vốn được khơi thông sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ phục hồi sản xuất; Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn với việc tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do: EPA, TPP, EU thì sự tăng trưởng kinh tế có nhiều khả năng sẽ phục hồi nhưng chưa vững chắc; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong bố cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt; Năm 2014, cũng là năm tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tác động độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013, dòng vốn được lưu thông trở lại.

Năm 2015, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự tính sẽ vào khoảng 921 nghìn tỷ đồng, chi NSNN khoảng 1,147 triệu tỷ đồng và theo đó bội chi NSNN vào khoảng 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP.

Có thể nói, theo giới hạn mà Quốc hội đề ra, bội chi NSNN tối đa được phép là 5% GDP/năm. Nhưng trên thực tế rất khó để thực hiện đúng được quy định đó.Vấn đề thực sự là với nền tài khóa quốc gia như hiện nay, nếu bội chi ngân sách cứ luôn vượt quá 5% GDP trong một thời gian dài sẽ nguy hiểm. Điều này có khiến cho thị trường hiểu rằng đang không có sự thống nhất giữa chủ trương và thực thi chính sách của Chính phủ, làm giảm niềm tin của thị trường, gây sức ép rất lớn lên việc điều hành kinh tế vĩ mô.

Tài liệu tham khảo:

  1. www.mof.gov.vn/
  2. http://vietstock.vn/
  3. http://nckh.hvnh.edu.vn/upload/5830/20140106/Tongquan_ktVN_1a.pdf

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube