^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Kết quả việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II nhằm nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động tại Việt Nam

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.

Tại Việt Nam, việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II đã đạt được những kết quả quan trọng và đáng khích lệ cụ thể:

Ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) để hướng dẫn Trụ cột I (theo phương pháp tiêu chuẩn) và Trụ cột III của Chuẩn mực vốn Basel II. Hiện nay, 86% ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 và đến tháng 1/2023 các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn lại sẽ áp dụng Thông tư 41 trong việc xác định tỷ lệ an toàn vốn.

Ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 13) để hướng dẫn Trụ cột II (quy trình Đánh giá nội bộ mức đủ vốn - ICAAP) của Chuẩn mực vốn Basel II cho các ngân hàng thực hiện từ tháng 1/2021.

Với việc thực hiện đầy đủ các trụ cột của Chuẩn mực vốn Basel II theo các Thông tư của NHNN, các ngân hàng Việt Nam đã cải thiện đáng kể sự lành mạnh về tài chính, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, góp phần tăng cường khả năng chống chịu trước cú sốc của nền kinh tế như là Đại dịch Covid 19, các biến động tiêu cực, các bất ổn bên ngoài diễn ra trong thời gian vừa qua.

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube