^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Bảo hiểm xã hội – Mức đóng năm 2020 và một số quy định khác liên quan

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bài viết này  sẽ đề cập đến mức đóng BHXH và quy định về các khoản thu nhập tính đóng hay không tính đóng BHXH 2020.

  1. Mức đóng BHXH năm 2020

            Việc thay đổi mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động mà còn ảnh hưởng đến mức đóng BHXH năm 2020. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020: Năm 2020, tỷ lệ trích BHXH không thay đổi so với năm 2019, thể hiện ở bảng sau:

 

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

 

 

-  Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

            Đơn vị sẽ xác định mức lương đóng BHXH theo mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.

Nếu căn cứ vào mức lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.Như vậy, từ 01/01/2020 mức lương tháng đóng BHXH tối đa sẽ là 29,8 triệu đồng/tháng(20 x 1,49 = 29,8).Còn từ 01/7/2020 mức lương tháng đóng BHXH tối đa là 32 triệu đồng/tháng(20 x 1,6 = 32).

 

Nếu căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng thì  mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu phải đảm bảo:

+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.

+ Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.965.870

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.404.120

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.853.605

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.449.145

3.514.843

           

            Như vậy có thể thấy mặc dù tỷ lệ trích BHXH không thay đổi nhưng do lương tối thiểu vùng và lương cơ sở đều tăng lên nên mức đóng BHXH năm 2020 tăng lên so với năm trước.

  1. Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH năm 2020
  • Các khoản tính đóng BHXH năm 2020

Các khoản tính đóng BHXH được quy định tại Luật BHXH 2014 và bổ sung tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

  • Tiền lương
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp có tính chất tương tự
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

- Các khoản không tính đóng BHXH năm 2020

Điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.Vì vậy các khoản không tính đóng BHXH bao gồm:

  • Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
  • Tiền thưởng sáng kiến
  • Tiền ăn giữa ca
  • Tiền hỗ trợ xăng xe
  • Tiền hỗ trợ điện thoại
  • Tiền hỗ trợ đi lại
  • Tiền hỗ trợ nhà ở
  • Tiền hỗ trợ giữ trẻ
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
  • Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết
  • Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
  • Tiền sinh nhật của người lao động
  • Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
  • Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube