^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Thực trạng sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề của tỉnh Hà Tĩnh

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sở hữu trí tuệ được xem là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng.Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản nhằm nghiên cứu đánh giá chất lượng, thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Sản phẩm sẽ được cơ quan có thẩm quyền gắn nhắn hiệu, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm. Bài viết nhằm phân tích thực trạng  sử dụng  công cụ sở hữu trí tuệ nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề của

1. Hà Tĩnh là vùng đất của đặc sản và nhiều làng nghề truyền thống

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất, Hà Tĩnh có rất nhiều các sản phẩm, hàng hóa mang yếu tố đặc thù, tạo ra chất lượng và danh tiếng lâu đời được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến. Đặc điểm chung của các đặc sản này đó là chúng thường gắn liền với tên một địa danh (Ví dụ: Bưởi Phúc Trạch, Nhương hươu Hương Sơn, Mộc Thái Yên, …). Vì gắn liền với các địa danh, các sản phẩm đặc thù này tạo ra những “thương hiệu” mang tính cộng đồng, có danh tiếng và uy tín, từ đó mang đến giá trị tiềm năng to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội. Nhận thức được lợi ích to lớn của việc gìn giữ và phát triển thương hiệu cho các đặc sản gắn liền với địa danh, nhiều năm qua Hà Tĩnh đã có các chính sách và biện pháp cụ thể cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu gắn liền với các sản phẩm đặc sản địa phương.

            Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều đặc sản khác vẫn chưa được tạo lập quyền sở hữu trí tuệ như: Bánh Đa Vừng; Bánh gai Đức Thọ, Bánh Bèo Hà Tĩnh; Cháo canh, xúp lươn, Bún bò Đức Thọ, Ram bánh mướt; Ruốc Kỳ Anh, Hến sông La, Mực nhảy Vũng Áng, Mật ông rừng Hương Sơn, …

            Bên cạnh những đặc sản đã thành danh, Hà Tĩnh cũng được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống. Theo thông tin được công bố trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 09 làng nghề được UBND tỉnh chính thức công nhận, trong đó có làng nghề Mộc Thái Yên (theo Quyết định số 2527/QĐ-UNBD ngày 28 tháng 8 năm 2014).

2.  Sở hữu trí tuệ và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

            Những năm gần đây kinh tế của Hà Tĩnh đã có sự phát triển mạnh mẽ và năng động, với những điểm nổi bật như: thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng KHCN trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển thương mại-dịch vụ... Giá trị thương mại sản phẩm của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm; Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, nhiều ngành hàng mới trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã và đang được xây dựng, phát triển nhằm khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó, công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản đã có những chuyển biến nhất định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hàng hóa sản xuất trong tỉnh. Vì vậy tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, ngành hàng chủ yếu của tỉnh là việc làm hết sức cần thiết nhằm chủ động mở rộng thị trường, xây dựng, quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

            Tuy vậy, nhìn chung hoạt động sử dụng tài sản trí tuệ với tính chất là công cụ phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, phát triển đúng mức với tốc độ và xu thế hội nhập kinh tế của tỉnh; nhận thức của các cấp, các ngành về sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa thực sự xem và sử dụng sở hữu trí tuệ là một công cụ để phát triển bền vững; hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ còn ít; hoạt động khai thác các giá trị của sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm; các thương hiệu sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh chưa được xây dựng và phát triển; một số thương hiệu sản phẩm, ngành hàng truyền thống đang bị mai một;...v.v.

            Nhận thấy tầm quan trọng trong việc áp dụng các công cụ sở hữu trí tuệ vào phục vụ phát triển sản xuất và kinh doanh, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2015-2020” nhằm mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, ngành hàng của tỉnh, nâng cao chuỗi giá trị; quảng bá hình ảnh tỉnh Hà Tĩnh năng động gắn với các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản; đảm bảo chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

            Sau hơn 3 năm triển khai Đề án, Hà Tĩnh có hơn 1.300 đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ, tăng hơn 4 lần so với năm 2015 trở về trước. Trong đó, tính riêng 3 năm (từ năm 2015 – 2018), toàn tỉnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho hơn 1000 đơn đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được hệ thống liên kết sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm được tổ chức bài bản, có hệ thống. Sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu và giá trị sản phẩm tăng từ 15 – 20%, thị trường tiêu thụ được phát triển theo chuỗi ngành hàng liên kết. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được hệ thống liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp; công tác quảng bá, phát triển sản phẩm được tổ chức bài bản, có hệ thống. Sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu, giá trị của sản phẩm tăng từ 15 - 20% và giữ ổn định; thị trường tiêu thụ được phát triển theo chuỗi ngành hàng liên kết. Những kết quả tích cực nêu trên càng minh chứng cho chủ trương phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Hà Tĩnh là hết sức phù hợp và kịp thời.

Kết luận

            Những năm gần đây, kinh tế Hà Tĩnh đã có nhiều bước chuyển mình năng động. Từ chỗ một tỉnh nghèo của miền Trung, Hà Tĩnh đã mạnh dạn, tự tin đặt mục tiêu phấn đấu trở thành địa phương phát triển hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Trong tổng thể kinh tế của toàn tỉnh nói chung, bộ mặt kinh tế nông nghiệp và nông thôn đang ngày càng khởi sắc nhờ sự quan tâm và đầu tư đúng đắn của các cấp chính quyền trong đó nổi bật với phong trào xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình khôi phục, phát triển các sản phẩm đặc sản, các sản phẩm gắn với làng nghề truyền thống.

            Mặc dù đã tạo nhiều dấu ấn tích cực, đem đến những giá trị đáng kể cho kinh tế và xã hội của địa phương, nhưng đóng góp của các tài sản trí tuệ đến nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Do vậy, trong thời gian sắp tới, địa phương cần phải kiên định con đường phát triển kinh tế gắn liền với việc phát huy các giá trị mà công cụ sở hữu trí tuệ có thể mang đến, đồng thời triển khai liên tục và có hiệu quả các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân, doanh nghiệp về vai trò của các công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy sở hữu trí tuệ nói riêng và tri thức nói chung làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh ( 2019)

Nguyễn Hồng Bắc (2010), “Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.3- 10.

Công cụ sở hữu trí tuệ. [ online] Available at:http://noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/hoat-ong-shcn-trong-nuoc/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/so-huu-tri-tue-tro-thanh-cong-cu-nang-cao-suc-canh-tranh-nen-kinh-te [ accessed November 5th 2019].

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube