^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Một số trao đổi về cách dạy học trực tuyến hiệu quả

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 lan rộng, thời gian qua đặt ra nhiều thách thức đối với giáo dục Việt Nam,học sinh không thể đến trường học trong một thời gian dài, tuy nhiên việc nhanh chóng áp dụng hình thức dạy học trực tuyến góp phần giải quyết một phần thách thức này. Nhưng do đây là một hình thức dạy học khá mới nên còn gặp nhiều khó khăn cho cả người dạy và người học.

  1. Một số khó khăn trong dạy học trực tuyến

Thứ nhất, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra ở một số giáo viên trong một số cơ sở đào tạo, còn đối với các cơ sở giáo dục đại học, việc ứng dụng các phần mềm tương tác trực tuyến đã giúp người dạy và người học không còn quá khó khăn khi triển khai dạy học trực tuyến như hiện nay.

Thứ hai, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng.Người dạy trực tuyến phải chú trọng đến biểu cảm, giọng nói cách truyền tải để gây hứng thú cho người học. Vì vậy nhiều thầy cô giảng trực tiếp hay nhưng không thể vượt qua thử thách đứng trước ống kính do không tìm được cảm hứng khi dạy chay, nên việc thay đổi phương pháp dạy để tạo hứng thú cho người học là điều bắt buộc.

Thứ ba, soạn bài giảng trực tuyến khiến các thầy cô mất nhiều công sức khi phải kết hợp nhiều thứ, không như đứng dạy ở lớp. Thầy cô phải chuẩn bị thiết bị giảng dạy phù hợp, bài giảng phải được xây dựng công phu, tỉ mỉ hơn ... công việc này tự mò mẫm nên tốn thời gian.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học của nhiều học sinh, sinh viên chưa tốt, cả về chất lượng internet và thiết bị sử dụng, đặc biệt là người học ở vùng sâu vùng xa

 


 

  1. Một số giải pháp để giảng dạy trực tuyến hiệu quả

Thứ nhất, cần tập huấn để tất cả các giáo viên, giảng viên đều nắm rõ và thực hành thành thạo các phần mềm giảng dạy trực tuyến, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tránh mất lãng phí thời gian trong quá trình giảng dạy.

Thứ hai, người dạy phải tìm ra và thích ứng với phương pháp giảng dạy mới nhằm kích thích người học hứng thú với phương pháp học trực tuyến, đồng thời nâng cao hứng thú giảng dạy cho chính bản than mình trong quá trình giảng dạy.

Thứ ba, Soạn bài giảng phù hợp với phương pháp giảng dạy trực tuyến, đảm bảo súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đậy đủ nội dung cần truyền đạt. Để đảm bảo được yêu cầu này, cần kết hợp giữa giữa phần mềm giảng dạy trực tuyến với phần mềm gửi nhận tài liệu bài giảng, phần mềm kiểm tra bài tập ….

Thứ tư, nêu cao hứng thú và tinh thần tự giác học tập của người học. Vì chỉ có người học mới là yếu tố có vai trò quyết định hiệu quả và chất lượng học tập của chính họ.

  1. Kết luận

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay, dịch bệnh Covid - 19 đã tạm thời lắng xuống, học sinh, sinh viên cả nước đã được quay trở lại trường học, phương pháp dạy học trực tiếp đã được triển khai lại bình thường. Tuy nhiên, dịch bệnh trên thế giới còn rất phức tạp, nguy cơ lây nhiễm đến Việt Nam vẫn còn, vì vậy chúng ta chưa chắc chắn liệu có cần sử dụng phương pháp dạy học trực tuyến đại trà nữa hay không. Mặt khác, đối với các cơ sở giáo dục có người học là người nước ngoài vẫn tiếp tục phải áp dụng hình thức giảng dạy trực tuyến bởi người nước ngoài chưa được nhập cảnh hoặc còn cần thời gian cách ly. Hơn nữa, chúng ta không chắc chắn rằng trong tương lai liệu có một loại dịch bệnh nguy hiểm nào buộc học sinh phải ở nhà và lại phải học tập trực tuyến hay không. Cuối cùng,nếu dạy học trực tuyến được triển khai cùng phương pháp dạy học trực tiếp sẽ giúp hiệu quả dạy học được nâng cao, vì vậy việc thường xuyên tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến vẫn nên là một công việc thường xuyên của mỗi người dạy và người học.

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube