^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

VIỆT NAM GIẢM 8 BẬC VỀ XẾP HẠNG CHỈ SỐ KHOẢNG CÁCH GIỚI TOÀN CẦU

 

Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2018 của Diễn Đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ 77 toàn cầu về chỉ số khoảng cách giới, giảm 8 bậc so với  năm 2017.

Chỉ số Khoảng cách giới được giới thiệu lần đầu bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2006 với mục đích nhằm miêu tả mức độ bình đẳng giới và theo dõi thành tựu bình đẳng giới theo thời gian. Các số liệu trong báo cáo được lấy từ nguồn thông tin thống kê của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới.

Chỉ số khoảng cách giới(The global gender gap index) bao gồm 4 chỉ số: Sự tham gia và Cơ hội trong lĩnh vực kinh tế (Economic Participation and Opportunity) thể hiện tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, sự khác biệt về mức lương và việc tham gia vào các chức vụ quản lý, cao cấp; Thành tựu giáo dục (Educational Attainment) thể hiện mức độ tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao; Sức khỏe và sự sống (Health and Survival) thể hiện mức tuổi thọ và tỷ số giới tính; Phân quyền chính trị (Political Empowerment) thể hiện mức độ tham gia vào các cơ cấu ra quyết định. Bốn chỉ số này được cấu thành từ 14 chỉ số con với các trọng số khác nhau. Chỉ số Khoảng cách giới được thể hiện từ 0.00 (bất bình đẳng) đến 1.00 (bình đẳng). Chỉ số càng gần 1 thì khoảng cách giới càng nhỏ.

Chỉ số khoảng cách giới toàn cầu 2018 xếp hạng 149 quốc gia về các chỉ số y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị, bao gồm bình đẳng tiền lương, trình độ học vấn và đại diện trong chính phủ quốc gia. Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2018 của Diễn Đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ 77 toàn cầu về chỉ số khoảng cách giới, giảm 8 bậc so với  năm 2017. Điều này cho thấy trong thời gian tới Việt Nam cần có những nỗ lực hơn nữa để đạt được bình đẳng giới. 

Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Việt Nam Lào đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về bình đẳng giới khi tăng từ xếp hạng 64 năm 2017 lên xếp hạng 26 trong năm 2018.

 

 

 

 

Bảng: Xếp hạng về Chỉ số khoảng cách giới toàn cầu của Việt Nam qua các năm

Năm/số nước được xếp hạng

Điểm chung

Tham gia kinh tế

Tham gia học tập

Y tế và sự sống còn

Tăng quyền trong chính trị

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

2018

(149 nước)

77

0.698

33

0.740

101

0.972

143

0.957

99

0.124

2017

(144 nước)

69

0.698

33

0.738

97

0.972

138

0.957

97

0.124

2016

(144 nước)

65

0.7

33

0.736

93

0.978

138

0.950

84

0.138

2015

(145 nước)

83

0.687

41

0.731

114

0.941

139

0.950

88

0.124

2014

(142 nước)

76

0.692

41

0.726

97

0.972

137

0.944

87

0.124

2013

(136 nước)

73

0.686

52

0.702

95

0.974

132

0.944

80

0.125

2012 (135 nước)

66

0.687

44

0.710

95

0.968

130

0.944

78

0.125

2011

(135 nước)

79

0.673

40

0.711

104

0.926

130

0.946

72

0.111

2010

(134 nước)

72

0.678

33

0.721

106

0.924

127

0.947

72

0.118

Nguồn: The Global Gender Gap Report (World Economic Forum) qua các năm

Bảng: Chỉ số khoảng cách giới toàn cầu của một số nước

châu Á Thái Bình Dương 2017-2018

Quốc gia

Năm 2017

Năm 2018

New Zealand

9

7

Phillipines

10

8

Lào

64

26

Singapore

65

67

Việt Nam

69

77

Trung Quốc

100

103

Nhật Bản

114

110

Hàn Quốc

118

115

Nguồn: Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2017-2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Diễn đàn Kinh tế thế giới (2010 - 2018), Chỉ số Khoảng cách giới toàn cầu.

Thái Phúc Thành (2015), Báo dân sinh, truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017 từ http://baodansinh.vn/thu-hep-khoang-cach-bat-binh-dang-gioi-trong-thu-nhap-d22576.html.

Vũ Thị Thanh (2015), Bình đẳng giới ở Việt Nam qua các chỉ số trong Báo cáo phát triển con người, Nghiên cứu Con người, 5(80), tr.19- tr.28.

 

 

 

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube