^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018:  Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

  1. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán được hướng dẫn theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2016. Đối tượng áp dụng Thông tư 132/2018/TT-BTC là các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

2.1. Về hệ thống chứng từ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán hướng dẫn tại Thông tư 132/2018/TT- BTC (Phụ lục 1)

2.2. Về sổ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán cho riêng đơn vị mình thì được áp dụng biểu mẫu và phương pháp ghi chép sổ kế toán hướng dẫn tại Thông tư 132/2018/TT- BTC (Phụ lục 3,4).

Ngoài các mẫu sổ theo hướng dẫn của Thông tư 132, doanh nghiệp có thể áp dụng thêm các mẫu sổ theo hướng dẫn của TT 133 của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước.

2.3. Về tài khoản kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (chỉ ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào khoản mục cần theo dõi mà không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.

 Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu áp dụng các tài khoản kế toán như các doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì được vận dụng theo hướng dẫn như các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập chịu thuế.

Hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ rất đơn giản, chỉ có 7 Tài khoản cấp 1 được chia thành Tài khoản Tài sản, Tài khoản nợ phải trả, Tài khoản Vốn chủ sở hữu và Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh. Riêng Tài khoản Tài sản chỉ có 4 loại: Tiền, Các khoản phải thu, Hàng Tồn kho và Tài sản cố định. Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh được chia thành các tài khoản Doanh thu, Thu nhập, giá vốn hàng bán, Chi phí. Như vậy hệ thống tài khoản được đơn giản hóa cho các doanh nghiệp dễ áp dụng

DANH MỤC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

STT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

Cấp 1

Cấp 2

1

2

3

4

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

01

111

 

Tiền

 

 

1111

Tiền mặt

 

 

1112

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

 

02

131

 

Các khoản nợ phải thu

 

 

1311

Phải thu của khách hàng

 

 

1313

Thuế GTGT được khấu trừ

 

 

1318

Các khoản nợ phải thu khác

 

 

 

 

03

152

 

Hàng tồn kho

 

 

1521

Nguyên vật liệu, dụng cụ

 

 

1524

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 

 

1526

Thành phẩm, hàng hóa

 

 

 

 

04

211

 

Tài sản cố định

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

05

331

 

Các khoản nợ phải trả

 

 

3311

Phải trả người lao động

 

 

3312

3313

33131

33134

33138

Các khoản trích theo lương

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước

 

 

3318

Các khoản nợ phải trả khác

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU

06

411

 

Vốn chủ sở hữu

 

 

4111

Vốn góp của chủ sở hữu

 

 

4118

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

07

911

 

 

9111

Xác định kết quả kinh doanh

Doanh thu và thu nhập

 

 

91111

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

 

91118

Thu nhập khác

 

 

9112

91121

Các khoản chi phí

Giá vốn hàng bán

 

 

91122

Chi phí khác

 

2.4. Về báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế phải lập các báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục sau đây:

 

Tên báo cáo tài chính

Ký hiệu

I

Báo cáo tài chính

1

Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01 - DNSN

2

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 - DNSN

II

Phụ biểu báo cáo tài chính

1

Bảng cân đối tài khoản

Mẫu số F01- DNSN

2

Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN

Mẫu số F02- DNSN

Báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Còn doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ mà áp dụng hệ thống tài khoản như doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì vẫn phải lập  báo cáo tài chính theo quy định.

2.5. Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

2.6. Về chuyển đổi chế độ kế toán

Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có thể chuyển đổi sang Chế độ kê toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC nếu đáp ứng đủ điều kiện của một doanh nghiệp siêu nhỏ và áp dụng từ đầu niên độ kế toán. Đồng thời phải chuyển đổi số dư từ các tài khoản cho phù hợp với hệ thống Tài khoản theo Điều 19 của Thông tư 132/2018/TT- BTC. Và Chế độ này chỉ có hiệu lực từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[2]. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ.

[3]. Chính Phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/201 Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube