Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết là phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Phúc Trạch và kênh tiêu thụ bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Phúc Trạch. Tác giả đề xuất một số giải pháp như: đẩy mạnh và quản lý tốt công tác lai tạo giống có chất lượng, tổ chức về qui mô sản xuất, vùng chuyên canh; phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến; liên kết sản xuất-tiêu thụ, đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch.
Từ khóa: Hiệu quả sản xuất, kênh tiêu thụ bưởi Phúc Trạch.
Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở tọa độ từ 17058’ đến 18023’ độ vĩ Bắc và từ 105027’ đến 105056’ độ kinh Đông. Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn, thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 45Km về phía Tây. Với vị trí địa lý không chỉ tiếp giáp với các huyện trong tỉnh mà còn tiếp giáp với tỉnh khác và CHDCND Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tiêu thụ bưởi Phúc Trạch. Với hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy, đường sắt giúp cho việc lưu thông sản phẩm được dễ dàng hơn. Với vị trí địa lý khá xa biển nên tác động của các cơn bão đến cây trồng của huyện nói chung và cây bưởi Phúc Trạch nói riêng là nhẹ. Tuy nhiên ở xa biển nên giao thông đường biển, trao đổi hàng hóa qua các cảng biển còn hạn chế.
Bưởi Phúc Trạch có diện tích lớn và đã hình thành thương hiệu từ rất lâu, ngành sản xuất bưởi đã mang lại thu nhập chính của người dân ở xã Phúc Trạch. Bưởi Phúc trạch là một cây trồng bản địa. Nó tồn tại và phát triển tại Hương Khê trên 200 năm nay. Tuy nhiên, năm 2008 giá bưởi Phúc Trạch xuống thấp. Thêm vào đó, hệ thống sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi đang tồn tại những điểm yếu như sự phát triển của ngành thiếu ổn định và bền vững vì sự biến động giá cả, chất lượng sản phẩm kém và không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật được cho là điểm yếu của ngành. Vì vậy nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần thực hiện đề tài nghiên cứu “Các giải pháp phát triển bưởi Phúc Trạch” không chỉ giúp cho tỉnh Hà Tĩnh có được cái nhìn toàn diện về hệ thống sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn đề xuất các giải pháp phù hợp cho sự phát triển trong thời gian tới thông qua phân tích cơ cấu chi phí- thu nhập, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và tình hình tiêu thụ của các tác nhân tham gia các quan hệ gắn kết, ảnh hưởng của từng cơ cấu, các điểm yếu cần thay đổi và hướng hỗ trợ giúp cho ngành này có được lợi thế cao nhất..
2.1. Đặc điểm diện tích, năng suất và sản lượng bưởi Phúc Trạch
Bảng 1: Diện tích bưởi Phúc Trạch của các xã trênđịa bàn huyện Hương Khê qua 3 năm (2022-2024)
Các xã |
ĐVT |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Hương Trạch |
Ha |
221,90 |
222,17 |
237,40 |
Phúc Trạch |
Ha |
119,07 |
120,14 |
131,70 |
Lộc Yên |
Ha |
101,20 |
101,34 |
105,60 |
Hương Đô |
Ha |
100,86 |
101,01 |
102,70 |
Hương Thủy |
Ha |
123,10 |
123,47 |
132,80 |
Hà Linh |
Ha |
124,20 |
124,31 |
132,90 |
Hương Giang |
Ha |
19,15 |
19,27 |
22,74 |
Gia Phổ |
Ha |
50,54 |
50,89 |
56,27 |
Hương Lâm |
Ha |
36,51 |
36,90 |
37,85 |
Hương Liên |
Ha |
43,07 |
41,39 |
43,70 |
Hương Trà |
Ha |
14,62 |
15,07 |
16,84 |
Hương Vĩnh |
Ha |
26,70 |
25,83 |
26,39 |
Phú Gia |
Ha |
24,45 |
25,02 |
25,19 |
Hương Long |
Ha |
15,27 |
15,51 |
16,08 |
Hương Bình |
Ha |
29,84 |
30,13 |
30,94 |
Hòa Hải |
Ha |
33,74 |
33,81 |
34,05 |
Phú Phong |
Ha |
15,62 |
14,92 |
16,49 |
Phương Điền |
Ha |
25,10 |
25,27 |
26,62 |
Phương Mỹ |
Ha |
30,44 |
30,79 |
31,74 |
Phúc Đồng |
Ha |
25,48 |
25,57 |
27,46 |
Hương Xuân |
Ha |
29,15 |
29,59 |
30,94 |
Tổng |
Ha |
1210,01 |
1212,40 |
1286,40 |
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê)
Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy bưởi Phúc Trạch có mặt ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung chủ yếu ở các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy, Hà Linh… Diện tích bưởi của các xã này qua các năm đều cao nhất huyện và cao nhất đó là xã Hương Trạch với diện tích năm 2024 là 273,40 ha chiếm 21,25 % tổng diện tích bưởi cả huyện. Tiếp theo là các xã Phúc Trạch, Hà Linh, Hương Thủy có diện tích năm 2024 gần như không chênh lệch nhau mấy. Đều là những xã có điều kiện tốt và phù hợp cho cây bưởi Phúc Trạch phát triển, đặc biệt xã Phúc Trạch chính là quê hương của loại bưởi này nên ở đây người dân rất am hiểu về loài cây ăn quả này.
Tuy nhiên diện tích bưởi không đồng đều trên toàn huyện, bên cạnh những xã có diện tích cao như nói trên thì có một số xã diện tích bưởi còn rất thấp, ví dụ như xã Hương Trà (16,84 ha, năm 2024), Hương Long (16,08 ha, năm 2024), Phú Phong(16,49 ha, năm 2024)…Năm 2024 diện tích bưởi của xã Hương Trạch nhiều hơn gấp 14 lần diện tích bưởi của 3 xã Hương Long, Hương Trà, Phú Phong. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chênh lệch diện tích giữa các xã là do địa hình của xã, quỹ đất, thói quen và kinh nghiệm sản xuất của hộ. Các xã như Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Thủy… có điều kiện địa hình và đất đai rất phù hợp cho cây bưởi phát triển ( đất đồi núi thấp, đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông) đồng thời người dân nơi đây cũng có nhiều kinh nghiệm về trồng bưởi hơn.
2.2. Các kênh cung ứng bưởi Phúc Trạch
Theo kết quả thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, hiện nay toàn huyện Hương Khê có khoảng 1300 ha diện tích bưởi, Trong đó, 70% diện tích đã cho quả. Năng suất bình 20 tấn/ha (400 cây/ha, 50kg/cây), tổng sản lượng hàng năm toàn huyện là 20.000 tấn. Tuy nhiên những năm mất mùa sản lượng chỉ đạt 7000 – 10000 tấn. Ngoài ra có 5% sản lượng bưởi từ vùng phụ cận được mang về tiêu thụ tại Hương Khê.
Bưởi Phúc Trạch được phân phối theo 5 kênh hàng chính: thành phố Vinh chiếm 45% thị phần, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) chiếm 25%, thành phố Hà Tĩnh chiếm 20%, thành phố Hà Nội 2% và tiêu thụ tại Hương khê 8%. Tại Hương Khê có 2 khu thương mại bưởi Phúc Trạch tập trung đó là ga Hương Phố thuộc thị trấn huyện Hương Khê và ga Phúc Trạch nằm trên địa bàn xã Phúc Trạch. Trong đó Ga Hương Phố là Trung tâm thương mại lớn nhất. Các chủ thu gom mua bưởi của các hộ sản xuất tại vườn mang về đây bán buôn. Từ đây bưởi Phúc Trạch được phân phối đi các thị trường Thành phố Vinh, Đồng Hới, Thành phố Hà Tĩnh.
Giải pháp về chính sách: Vấn đề sản xuất giống cây, trong thời gian qua việc quản lý cây giống chưa tốt, buông lỏng để nông dân tự mua cây giống trôi nổi, nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng. Do đó các địa phương cần tăng cường công tác tổ chức quản lý tốt việc sản xuất-cung ứng cây giống.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi: Thúc đẩy việc chuyển đổi các giống cây có chất lượng cao, thay thế dần những giống cây đã thoái hóa nhiễm bệnh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi địa phương.
Liên kết sản xuất, thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ trái cây đủ mạnh để góp phần bình ổn giá, bảo vệ quyền lợi cho các nhà vườn (1) Liên kết sản xuất để thành lập hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ như HTX
Giải pháp về thị trường: Xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ bưởi, ngành Nông nghiệp cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm hiểu thị trường bưởi trong và ngoài nước về tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ, kiểm dịch thực vật, thông tin nhanh chóng kịp thời và đầy đủ cho các nhà vườn để có định hướng sản xuất đúng.
Giải pháp về kỹ thuật: Đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nhất là khâu bảo quản và vận chuyển. Mỗi địa phương cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực này. Ưu tiên đầu tư các thiết bị chế biến và bảo quản, kho lạnh, xe lạnh, thiết bị xử lý nồng độ thuốc trong bảo quản...
Hương Khê là một huyện miền núi, có điều kiện đất đai khí hậu tương đối thuận lợi, có hệ thống các sông kênh mương chảy qua huyện, địa hình chủ yếu là đối núi thấp thuận lợi để phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi như cam và bưởi. Hương khê có những lợi thế riêng trong việc sản xuất bưởi có giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng mà không phải ở vùng nào cũng có. Là loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nên trong những năm gần đây chính quyền địa phương cấp tỉnh cũng như cấp huyện đang tích cực giúp đỡ người dân khôi phục diện tích bỏ quên và mở rộng diện tích trồng mới, nhằm đem lại thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống. Đa số hộ mở rộng sản xuất, việc họ quyết định sản xuất phụ thuộc vào yếu tố tuổi chủ hộ và năng suất. Việc sản xuất bưởi hiện nay của nông dân gặp khó khăn về sâu bệnh trên cây nhiều, chi phí sản xuất đầu vào cao nhưng chất lượng thấp. Giá bán sản phẩm thấp khi đến vụ mùa, thiếu thông tin thị trường và thường bị ép giá.Việc sản xuất và tiêu thụ bưởi Phúc Trạch Hương Khê không chỉ mang lại lợi nhuận cho người sản xuất mà các tác nhân tiêu thụ cũng có một mức lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ từ thương lái đến người bán lẻ cũng gặp khó khăn về vốn. Việc tiếp cận thông tin thị trường của các thành viên tham gia vào kênh cũng khá dễ dàng, nguồn cung cấp thông tin cho họ chủ yếu là từ các thành viên khác trong kênh. Giá bán sản phẩm chủ yếu được quyết định dựa trên cơ sở thương lượng giữa người mua và người bán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phòng NN & PTNT huyện Hương Khê (2024), biểu tổng hợp kết quả sản xuất nông nghiệp và kế hoạch sản xuất năm 2025 của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Phòng NN & PTNT huyện Hương Khê (2024), các chỉ tiêu nông lâm thủy sản định hướng đến năm 2030.
Phòng NN & PTNT huyện Hương Khê (2024), biểu chỉ tiêu kế hoạch gốc.
Phòng Thống Kê huyện Hương Khê (2024) niên giám thống kê của huyện Hương Khê năm 2022, 2023, 2024.
Th.s Nguyễn Văn Cường (2008), giáo trình marketing nông nghiệp, đại học kinh tế Huế
T.s Nguyễn Hồng Bình (2006), kỹ thuật trồng bưởi- bảo quan và chế biến, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.