Bảng 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Hà Tĩnh giai đoạn 2017 – 2020 theo giá so sánh 2010
Năm |
GRDP (tỉ đồng) |
Tốc độ tăng trưởng GRDP (%) |
2017 |
36.097,05 |
13,15 |
2018 |
43.621,75 |
20,85 |
2019 |
47.740,21 |
9,44 |
2020 |
47.740,93 |
0,53 |
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh năm 2010 đạt 36.097,05 tỷ đồng, tăng 13,15 % so với năm 2016. Năm 2017 Hà Tĩnh phục hồi đà tăng trưởng, vơi sự phục hồi tăng ở ngành sản xuất nông nghiệp và ngành xây dựng và ngành dịch vụ. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng, năm 2017 tăng từ 10734,5 tỉ đồng lên 12025,87 tỉ đồng, tăng 12,03 %, đây chính là nhân tố tác động tích cực vào sự phục hồi đà tăng trưởng năm 2017.
Đến năm 2018, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 đạt 43.621,75 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 20,85 % so với cùng kỳ năm 2017, tăng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đóng góp vào thu ngân sách đạt khoảng 12.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính làm cho GRDP năm 2018 có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng mạnh. Đối với ngành công nghiệp, năm 2018 tăng từ 7894,92 tỉ đồng lên 13770,29 tỉ đồng, tăng 74,42 %, đây chính là nhân tố tác động chính vào tăng trưởng năm 2018.
Đến năm 2019 GRDP theo giá so sánh năm 2010 đạt 47.740,21 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9,44 % so với cùng kỳ năm 2018, là tỉnh có tốc độ tăng cao thứ 5 trên 63 tỉnh, thành phố. Nguyên nhân chính làm cho GRDP năm 2019 có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng mạnh. Đối với ngành công nghiệp, năm 2019 đạt 17079,57 tỉ đồng, tăng 24,03 % so với năm 2018, đây chính là nhân tố tác động chính vào tăng trưởng năm 2019. Bên cạnh một số sản phẩm vẫn giữ ổn định sản lượng sản xuất và có tăng nhẹ so với cùng kỳ như: Sản phẩm bia đóng lon ước đạt 30,7 triệu lít (tăng 3,5%), điện thương phẩm ước đạt 477,5 triệu Kwh (tăng 10,5%)...thì một số sản phẩm đã có bước phát triển mạnh đó là dự án Fomosa 6 tháng đầu năm 2019 sản xuất ước đạt 1,5 triệu tấn than cốc (tăng 36,5%), 2,46 triệu tấn thép (tăng 44,6%) và 3,1 triệu tấn phôi thép. Nhìn chung, dự án Fomosa trong thời gian qua đã đi vào sản xuất ổn định, đây là dự án lớn và có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Tĩnh cũng như tăng trưởng kinh tế chung.
GRDP năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 47.740,93 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 0,53% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất kể từ sau sự cố môi trường biển năm 2016. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76% đóng góp 0,5 điểm % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,48%, đóng góp 0,21 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 0,69%, đóng góp 0,23 điểm % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 4,57%, đóng góp -0,41 điểm %.
Nhìn chung, giai đoạn từ 2017 đến năm 2020 Hà Tĩnh đã có nhiều thay đổi trong tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn này tăng trưởng của Hà Tĩnh phụ thuốc rất lớn vào dự án gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả giai đoạn. Tuy nhiên, năm 2016 với hoạt động xây dựng thông qua vốn đầu tư dự án Fomosa đã đầu tư xây dựng hoàn thành và năm 2019 sau khi lò cao số 2 bước vào sản xuất ổn định ở năm thứ 2 đã làm cho tăng trưởng khu vực công nghiệp xây dựng hai năm này đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Như vậy, việc hoạt động sản xuất ổn định của Dự án Fomosa đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, tạo tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế cho những năm tiếp theo và tạo tiền đề cho bước đột phá mới.
2. Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững, hướng đến thực hiện mục tiêu đến 2025, GRDP bình quân đầu người thuộc các tỉnh dẫn đầu Bắc Trung Bộ tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.
Chuyển dần từ tăng chủ yếu dựa vào đầu tư, lao động phổ thông sang tăng trưởng dựa vào năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đổi mới quản lý; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực; khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng. Đồng thời cần đẩy mạnh làng nghề truyền thống phát triển theo hướng hình thành các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ lực theo từng vùng, cụm, huyện gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của nghề và làng nghề truyền thống. Cần mạnh dạn xóa bỏ, thay thế bằng các nghề có giá trị mà sản phẩm sản xuất ra thích ứng với thị trường. Mặt khác phải coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển làng nghề truyền thống.
Thứ hai, tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế
Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến hết năm 2020 có tác dụng quyết định tỷ trọng công nghiệp trên 56%, thương mại, dịch vụ trên 34%, kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là động lực chính thực hiện chỉ tiêu ngân sách 46.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu đó, thời gian tới tỉnh cần tiếp tục giữ vững định hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng điểm, hướng tới các nhà đầu tư lớn của các nước phát triển để khai thác công nghệ tiên tiến, tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất, tính khoa học trong quản lý doanh nghiệp… nhằm tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đồng thời tận dụng triệt để lợi thế giao thương quốc tế để thu hút đầu tư các dự án phù hợp với lợi thế của từng nước nhằm giảm giá trị đầu ra của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh thị trường; đa phương hóa xúc tiến đầu tư bằng việc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư nhiều nước tiên tiến, nhiều nước phát triển với nhiều lợi thế chính trị khác nhau để tạo ra quyền lợi kinh tế đan xen…
Thứ ba, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ kỹ thuật cao
Tài liệu tham khảo
6. http://thongkehatinh.gov.vn/ChiTietTin.aspx?id=195&&parentpage=TinTuc.aspx