^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG THEO QUY ĐỊNH MỚI CỦA TT 48/2019/TT- BTC SO VỚI TT 228/2009/TT-BTC

Ngày 8/8/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 48/2019/TT-BTC  ngày 08/8/2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Thông tư này thay thế Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009. Thông tư số 48/2019/TT-BTC là văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định. Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) của các tổ chức kinh tế được thực hiện theo pháp luật về kế toán.

Về cơ bản các quy định về trích lập các khoản dự phòng được áp dụng tương tự Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009. Một số điểm mới thay thế như sau:

Nội dung

Thông tư số 48/2019/TT-BTC

Thông tư số 228/2009/TT-BTC

1. Khái niệm  các khoản dự phòng: TT 48  có thay đổi so với TT 228 cho phù hợp với thực tế

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

-  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

 

- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ.

 

 

 

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

 

2. Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng

Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

 

- Thời điểm cuối kỳ kế toán năm

- Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 

Đối tượng lập dự phòng giảm giá HTK

Đối tượng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

Đối tượng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Phương pháp lập dự phòng giảm giá HTK

Bất cứ vật liệu nào có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc là được phép trích lập dự phòng, không quan tâm đến giá bán của những sản phẩm được sản xuất từ những vật liệu này cao hay thấp.

Ví dụ: Tại thời điểm cuối ngày 31/12/N, Công ty Á Châu cótình hình về hàng tồn khocuối kỳ như sau:

 - Nguyên liệu B (Dùng cho sản xuất sản phẩm C) tồn kho: Theo giá gốc là 100.000.000 đồng, theo giá trị thuần có thể thực hiện được là 95.000.000 đồng?

 - Sản phẩm C tồn kho theo giá gốc (giá thành) là 200.000.000 đồng, giá bán ước tính của sản phấm C là 220.000.000 đồng, chi phí bán hàng ước tính là 5.000.000 đồng.

 - Hàng hoá D tồn kho theo giá gốc là 50.000.000 đồng, giá bán ước tính cho hàng hoá D là 44.000.000 đông, chi phí bán hàng ước tính là 1.000.000 đồng.

 - Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sừ dụng hết là 10.000.000 đồng.

 Kê toán sẽ xác định và thực hiện hạch toán số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập vào ngày 31/12/N như sau:

Xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn khocần lập năm N:

Vì giá gốc nguyên vật liệu C là 100.000.000 đồng, giá trị thuần của NVL C có thể thực hiện được là 95.000.000 đồng nên số dự phòng cần lập cho NVL C là:

100.000.000 - 95.000.000 = 5.000.000 đồng

- Vì giá gốc hàng hóa D là 50.000.000 đồng lớn hơn giá trị thuần có thề thực hiện được là 43.000.000 đồng (44.000.000 đồng - 1.000.000 đồng) nên sổ dự phòng cần lập cho hàng hoá D là:

50.000.000 đồng - (44.000.000 đồng - 1.000.000 đồng) = 7.000.000 đồng

=>Vậy số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập là:

5.000.000 + 7.000.000 = 12.000.000 đồng

Năm trước đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10.000.000 đồng, vậy năm N cần trích lập bổ sung thêm 2.000.000 đồng.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó

Ví dụ: Tại thời điểm cuối ngày 31/12/N, Công ty Á Châu cótình hình về hàng tồn khocuối kỳ như sau:

 - Nguyên liệu B (Dùng cho sản xuất sản phẩm C)  tồn kho: Theo giá gốc là 100.000.000 đồng, theo giá trị thuần có thể thực hiện được là 95.000.000 đồng?

 - Sản phẩm C tồn kho theo giá gốc (giá thành) là 200.000.000 đồng, giá bán ước tính của sản phấm C là 220.000.000 đồng, chi phí bán hàng ước tính là 5.000.000 đồng.

 - Hàng hoá D tồn kho theo giá gốc là 50.000.000 đồng, giá bán ước tính cho hàng hoá D là 44.000.000 đông, chi phí bán hàng ước tính là 1.000.000 đồng.

 - Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sừ dụng hết là 10.000.000 đồng.

 Kê toán sẽ xác định và thực hiện hạch toán số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập vào ngày 31/12/N như sau:

Xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn khocần lập năm N:

- Vì nguyên liệu B dùng cho sản xuất sàn phấm C, mà sản phẩm C có giá trị thuần có thể thực hiện là 215.000.000 đồng (= 220.000.000 đồng - 5.000.000 đồng) lớn hơn giá gốc (giá thành) của sán phẩm C là 200.000.000 đồng nên không phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho nguyên liệu B và sản phẩm C.

 - Vì giá gốc hàng hóa D là 50.000.000 đồng lớn hơn giá trị thuần có thề thực hiện được là 43.000.000 đồng (44.000.000 đồng - 1.000.000 đồng) nên sổ dự phòng cần lập cho hàng hoá D là:

50.000.000 đồng - (44.000.000 đồng - 1.000.000 đồng) = 7.000.000 đồng

=>Vậy số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập là 7.000.000 đồng. Năm trước đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10.000.000 đồng do đó cần hoàn nhập dự phòng 3.000.000 đồng.

4. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

- Đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

BTC chỉ cho phép trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư vào các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành và khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước. DN không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài

Được trích lập dự phòng tất cả các khoản chứng khoán có đủ điều kiện sau:

- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán

- Phương pháp lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

-  Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố

- Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng

- Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định : Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng

5. Dự phòng giảm giá đầu tư vào đơn vị khác thay đổi phương pháp tính

Mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư = Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp (%) của DN tại tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng * (Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng - Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng).

Mức trích dự phòng các khoản đầu tư tài chính=(Vốn góp—Vốn chủ SH)* Số vốn đầu tư DN/Tổng số vốn góp của các bên

6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Chứng từ căn cứ trích lập dự phòng: TT 48tháo gỡ vướng mắc cho các trường hợp con nợ “không chịu” ký Biên bản đối chiếu công nợ với DN.

Biên bản Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do DN đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát)

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

-Về mức trích lập dự phòng đối với các DN:  Nói chung không thay đổi chỉ khác ở doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ viễn thông và DN kinh doanh bán lẻ hàng hóa

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.

Đối với các khoản phải thu quá hạn, tất cả các doanh nghiệp đều  tính  trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Trên đây là một số tóm tắt sơ lược khi so sánh quy định pháp lý cũ và mới về vấn đề trích lập dự phòng, về cơ bản thì TT 48/2019/TT-BTC được xây dựng dựa trên TT 288/2009/TT-BTC, chỉ thay đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tế tình hình tài chính, kế toán tại thời điểm hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2019), Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 về  hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

[2]Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp

[3]Bộ Tài chính (2009), Thông tư 288/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng girm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube