^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Nguyên nhân của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung qua phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Quan hệ thương mại hai nước có liên quan đến sự ổn định và thịnh vượng của hai nước nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung-Mỹ hiện tại đang phải chịu những xung đột thương mại leo thang với nhiều rắc rối phức tạp, tình trạng bế tắc, gây ra sự quan tâm cao độ giữa tất cả các bên. Điều đáng lưu ý ở đây là, tại sao xung đột thương mại xảy ra? Nguyên nhân gì thúc đẩy chính quyền Trump kiên quyết khởi động một cuộc đàn áp thuế quan đối với Trung Quốc? Trung Quốc phản ứng thế nào?               Theo đó, phía Trung Quốc đã thực hiện đánh giá về các mối quan hệ kinh tế, thương mại của họ nói chung, và sắp xếp một cách toàn diện và có hệ thống từ nhiều khía cạnh; từ đó phân tích từ các lý do hình thành, động lực của Hoa Kỳ và xu hướng tranh chấp. Chứng minh việc giảm thâm hụt theo cách bảo hộ làm tăng các rào cản thương mại không thể giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ khẳng định lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ có sự đan xen chặt chẽ, mà việc thống kê bằng các phương pháp truyền thống đã đánh giá sai nghiêm trọng thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khuôn khổ bài viết này xin phép được trích dẫn một phần trong  nghiên cứu và số liệu phân tích của các nhà kinh tế thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Trung Quốc để mọi người cùng tham khảo như một kênh thông tin về góc nhìn từ một trong hai tác nhân chính của cuộc chiến thương mại này. (Đây chỉ đơn thuần là 1 bài dịch chuyển tải nguyên nghĩa để tham khảo, chưa có ý định cho một bài báo chính thức).               Theo thống kê thương mại ngay trước khi cuộc chiến nổ ra do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đã đạt mức cao kỷ lục trong chín năm trở lại đây vào năm 2017, với con số 566 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc năm này là 635,97 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc là 130,37 tỷ USD, nhập khẩu của Mỹ lại từ Trung Quốc là 505,6 tỷ USD và thâm hụt thương mại Mỹ so với Trung Quốc là 375,23 tỷ USD. Đây có phải là thâm hụt lớn được tính toán bởi các chuyên gia Hoa Kỳ, và kết luận rằng gây ra bởi thương mại "không công bằng" của Trung Quốc? Đánh giá từ các nguyên tắc của nền kinh tế thương mại và thực tế của trao đổi kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, sự hình thành của sự mất cân bằng thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ được gây ra bởi các khía cạnh sau đây:

Bảng 1: Xếp hạng nguồn thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ (không bao gồm thương mại dịch vụ) 

Đơn vị tính: Tỷ USD

1. Thâm hụt thương mại là hậu quả tất yếu của sự thống trị của đồng Dollar như một loại tiền tệ quốc tế.              

Giải thích từ các nguyên tắc kinh tế, sự mất cân bằng thương mại của Hoa Kỳ trước hết được xác định bởi chính sách tiết kiệm quốc gia của chính nước này. Công thức của nhà kinh tế học nổi tiếng Martin Feldstein cho thấy, xuất khẩu ròng = (tiết kiệm tư nhân - đầu tư) + (thuế - chi tiêu chính phủ). Trong các điều khoản phổ biến nhất, sự mất cân bằng thương mại của một quốc gia về cơ bản cho thấy rằng quốc gia này đã không đạt được "đủ năng lực bên trong", nhưng "vội vàng muốn vươn tay ra bên ngoài". Nếu đầu tư của Hoa Kỳ vượt quá cả nước số tiền tiết kiệm tư nhân chắc chắn sẽ nhập các quỹ từ các nơi khác trên thế giới để lấp đầy khoảng cách giữa hai bên, điều này sẽ tạo ra thâm hụt thương mại hiện tại. Ngoài ra, hệ thống tiền tệ dự trữ quốc tế được hỗ trợ bởi tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ một mặt đã mang lại cho họ một cỗ máy in Dollar mà không sợ lạm phát để duy trì lượng tiêu thụ vượt quá khả năng sản xuất của chính mình. Mặt khác, chính đồng đô la Mỹ cũng đã trở thành một sản phẩm công cộng hỗ trợ hệ thống kinh tế và thương mại quốc tế. "Triffin Dilemma" nổi tiếng trong kinh tế học cho thấy rằng, một khi tiền tệ của một quốc gia trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế có tính chất thống trị, sẽ có thâm hụt thương mại. Đồng thời, nếu Hoa Kỳ không duy trì thâm hụt thương mại, tính lưu động của đồng đô la sẽ bị giảm thiểu. Theo đó, thương mại toàn cầu sẽ chịu tác động tiêu cực.

Biểu đồ 2: Mất cân đối cán cân vãng lai từ năm 1995 đến 2018              Đơn vị tính: Tỷ USD

2. Hoa Kỳ thực hiện chính sách cắt giảm tiết kiệm hộ gia đình và phát hành lượng lớn trái phiếu kho bạc nhằm mở rộng cán cân thương mại.       

Trong 20 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm thường xuyên tại Hoa Kỳ vẫn liên tiếp giảm và tỷ lệ này đã giảm từ 8% trong thập niên 1990 xuống còn 1,75% vào năm 2006 và âm trong nửa đầu năm 2007. Tỷ lệ nợ liên bang của Mỹ đã giảm từ 49% năm 1994 xuống 34% năm 2000 và tăng lên 70% năm 2006. Năm ngoái, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Hoa Kỳ đã giảm xuống 3,6%, trong khi tỷ lệ nợ liên bang vượt quá 100%.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ tiết kiệm trung bình quốc gia và thâm hụt thương mại như là một phần của GDP

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lực lượng lao động và tỷ lệ tiết kiệm (phần trăm) của Trung Quốc

3. Phân công lao động quốc tế hiện nay sẽ quyết định mô hình thương mại Trung-Mỹ        

Lợi thế so sánh của Hoa Kỳ nằm ở các ngành thâm dụng vốn, trong khi lợi thế so sánh của Trung Quốc nằm ở các ngành thâm dụng lao động. Giá trị đầu ra của ngành công nghiệp chính chiếm 8% nền kinh tế Trung Quốc và 1% nền kinh tế Hoa Kỳ, ngành công nghiệp thứ cấp và GDP chiếm 20% Trung Quốc và 12% Hoa Kỳ; 53% GDP của Trung Quốc đến từ ngành sản xuất thứ ba, còn nhóm các ngành thuộc CCG5 của Hoa Kỳ ước đạt 79%. Do đó, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc bị chi phối bởi nông nghiệp và sản xuất cơ bản, và cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ bị chi phối bởi các ngành dịch vụ. Năm 2016, thặng dư thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ đạt 249,4 tỷ đô la Mỹ, trong khi thâm hụt thương mại dịch vụ của Trung Quốc là 240,9 tỷ đô la Mỹ vào năm đó. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phản ánh trực tiếp sự bổ sung lẫn nhau và cơ cấu kinh tế của hai nước. Trong thương mại hàng hóa Trung-Mỹ, Hoa Kỳ bị thâm hụt, và trong thương mại dịch vụ Trung-Mỹ, Trung Quốc bị thâm hụt. Từ năm 2006 đến 2014, xuất khẩu dịch vụ của Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng với tốc độ 16,7% mỗi năm và đạt 33 tỷ đô la trong năm 2015, bao gồm du lịch và giáo dục (57,2%), tiền bản quyền (12,3%), vận tải (10,1%), kinh doanh Dịch vụ (7,7%) và dịch vụ tài chính (6,3%).

Biểu đồ 5: Tỷ lệ GDP của Trung Quốc theo ngành (2006-2016)

Biểu đồ 7: Tỷ lệ GDP của Mỹ theo ngành (2000-2015)

4. Chính sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng thâm hụt thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc         Một lý do cho sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể nói là hoàn toàn do chính Hoa Kỳ - họ đã áp dụng các hạn chế giống như Chiến tranh Lạnh đối với xuất khẩu công nghệ cao của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Năm 2001, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Hoa Kỳ sang Trung Quốc chiếm 16,7% lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự của Trung Quốc. Năm 2016, con số này giảm xuống còn 8.2%, điều này cực kỳ không tương xứng với vị thế của Hoa Kỳ như là một cường quốc công nghệ và Trung Quốc và Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng. Theo báo cáo tháng 4 năm 2017 của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nếu mức độ kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc giảm xuống cùng mức của Brazil, thâm hụt thương mại với Trung Quốc có thể giảm tới 24%; nếu giảm xuống cùng mức với Pháp, thì thâm hụt song phương có thể giảm tối đa 34%.

Tài liệu tham khảo:

  1. 理解与破局:中美贸易摩擦的深度分析和智库建议- Understanding the US- China Trade War: Analyses and CCG Recommendations – 中国全球化智库研究报告23, 2018/07/24;
  2. 中国商务部,《关于中美经贸关系的研究报告》[R]. 2017-5-25
  3. 中国商务部,针对《关于301调查的声明》的声明. 2018-7-10
  4. 全球化智库,《特朗普时代的挑战、机遇与中国应对》[R],2017-1-19
  5. 全球化智库,《美国移民政策收紧,中国可抓住机遇实施更开放的人才政

策》[R], 2017-2-22

  1. 王辉耀. 被利用的“贸易逆差”与被忽略的服务贸易 [EB/OL].

http://china.chinadaily.com.cn/2018-07/10/content_36546487.htm,  2018-07-10

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube