Các giải pháp để phát triển làng mộc Thái Yên Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

 

  1. Đặt vấn đề

So với các địa phương khác trong tỉnh, Đức Thọ là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển làng mộc. Bên cạnh những giá trị to lớn từ truyền thống lịch sử lâu đời, các nghệ nhân ở Thái Yên luôn biết cách giữ gìn và phát huy các kỹ thuật điêu luyện do cha ông truyền lại, từ đó phát triển để tạo nên những sản phẩm mang đậm dấu ấn của làng nghề. Với trình độ kỹ thuật ngày càng được phát triển, kết hợp giữa truyền thống và những đổi mới, cách tân thời hiện đại, các sản phẩm của làng nghề Thái Yên được người tiêu dùng nhiều nơi trên cả nước, đặt biệt là người dân khu vực lân cận ưa chuộng. Với hệ thống giao thông phát triển thuận lợi và vị trí địa lý gần các quốc lộ, việc kinh doanh của làng nghề nhìn chung có nhiều thuận lợi.Tuy vậy, hiện nay nghề mộc truyền thống Thái Yên còn có một số hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ mới, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm, và đặc biệt là các cơ sở sản xuất nơi đây chưa xây dựng được các thương hiệu riêng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Do vậy, việc nghiên cứu tiềm năng và đề xuất một số giải pháp là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững địa phương.

  1. Thực trạng phát triển làng mộc Thái Yên ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

2.1. Thực trạng phát triển làng mộc Thái Yên

a) Số hộ tham gia sản xuất mộc Thái Yên

Theo số liệu điều tra thống kê, hiện nay làng mộc Thái Yên có hơn 6.500 nhân khẩu và hơn 2000 hộ, trong đó hơn 86% làm thợ mộc; số hộ vừa sản xuất và kinh doanh ngành mộc 63%; số hộ gián tiếp sản xuất chiếm 22%. Số hộ không sẩn xuất chỉ 14%. Nhìn một cách tổng thể thì làng mộc Thái Yên có tỷ lệ tham gia sản xuất khá đồng nhất. Nhờ sự đồng nhất và tập trung nên luôn đáp ứng được nhu cầu đặt hàng của khách hàng, sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhờ vậy năm 2011 làng mộc Thái Yên đã được hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng là một trong 9 làng nghề có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

b) Độ tuổi lao động

Cũng như các ngành nghề khách, nghề mộc cũng đòi hỏi nhiều lực lượng lao động chân tay để hoàn thành sản phẩm. Lực lượng lao chủ yếu ở làng mộc ở trong độ tuổi lao động chính từ 10 -55. Độ tuổi dưới 18 và trên 50 khoảng 5%. Sự phân bố và cơ cấu lao động tại làng mộc khá rõ ràng. Phụ nữ và những lao động ngoài 50 hoặc dưới 18 thực hiện các công việc nhẹ như khảm vỏ trai, chà nhám, đánh bóng, sơn vecni cho sản  phẩm.  Lực lượng lao động nam thực hiện các công đoạn khó và nặng như cưa, cắt, đục, đẽo, chạm, khắc.

c) Thâm niên trong nghề làm mộc

Biểu đồ 1: Thâm niên trong nghề làm mộc

Đa phần, người làm mộc đều có thâm niên cao trong nghề truyền thống này, số người có thâm niên trong nghề từ trên 15 năm và  trên 20 năm trở lên chiếm số đông, trong đó số hộ trên 20 năm chiếm 38/100 phiếu được khảo sát; số hộ trên 15 chiếm 35/100 phiếu được khảo sát. Số hộ trên 10 năm ở mức trung bình, chiếm 16/100 phiếu. Số hộ mới bắt đầu và trên 5 năm chiếm tỷ lệ nhỏ (trong khoảng từ 3- 8/100 phiếu điều tra). 

d) Thiết kế mẫu mã sản phẩm

Mẫu mã đẹp, hấp dẫn, thu hút là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người thợ khi tạo ra sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm được thiết kế bởi người thợ (66%), các mẫu thiết kê chủ yếu được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ tiếp theo thông qua dạy và truyền nghề, các mẫu thiết kế truyền thống dựa vào các câu chuyện cổ tích, thông qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của người thợ đã hình thành nên một sản phẩm mộc Thái Yên mang bản sắc riêng. Ngoài ra, ở làng mộc, một số mẫu mã được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng trong đó sự kết hợp ý tưởng của khách hàng kết hợp với sự tư vẫn của người thợ để tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó người thợ cũng thực hiện sản xuất các mặt hàng mộc dân dụng với những khuôn mẫu có sẵn. Đặc thù của sản phẩm này là nhằm tận dụng hết tất cả các nguyên liệu dư thừa để gia tăng hiệu quả sản xuất.

e) Thị trường mộc Thái yên

Thời gian đầu khi nghề mộc bắt đầu xâm nập vào mảnh đất này, người dân chủ yếu sản xuất các sản phẩm dân dụng thông thường như bàn, ghế, tủ, cửa,… 

Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm thông thường tạm đủ, người thợ bắt đầu tìm tòi, sáng tạo, đầu tư máy móc, thiết bị để tạo ra các sản phẩm cao hơn, giá thành tốt hơn. Những sản phẩm này sau đó phát triển và vận chuyển đến những khu vực xa hơn bên ngoài phạm vi làng xã để đổi lấy những sản phẩm có giá trị khác.

Qua thời gian, sản phẩm mộc Thái Yên so với trước đây đã có nhiều thay đổi và phát triển cao hơn và bắt đầu hình thành một sản phẩm hàng hóa khá phổ biến rộng rãi trong các vùng lân cận. Thái Yên bắt đầu trở thành một làng nghề được nhiều vùng gần xa biết đến. Hiện nay sản phẩm mộc Thái Yên đã có mặt tại nhiều vùng trên cả nước như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Tuy Hòa, Bạch Mã. Riêng thành phố Vinh và Hà Tĩnh chiếm hơn 45%. Các tỉnh thành trong nước chiếm 50% thị trường. Ngoài ra sản phẩm còn có mặt ở các thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Lào, Cambodia khoảng 5 – 10%.

Biểu đồ 2: Thị trường tiêu thụ mộc Thái Yên

 

e) Mức độ đầu tư máy móc

Từ trước năm 1995, sản phẩm mộc Thái Yên chủ yếu phục vụ cho khách hàng trong khu vực nhỏ hẹp của địa phương. Công cụ, thiết bị, máy móc chưa thực sự được chú trọng đầu tư đúng mức. Với lại nhu cầu hàng hóa trong giai đoạn đó thực sự không cao. Nhưng từ sau năm 1995 trở đi, đây là giai đoạn phát triển hoàng kim của mộc Thái Yên. Nhiều hộ đã chủ động vay vốn từ ngân hàng để đầu tư các trạng thiết bị hiện đại như: máy cưa, máy bào, máy đục, máy bào, máy phay và máy đánh bóng. Bước ngoặc đầu tư máy móc đã góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa của mộc Thái Yên. Hàng hóa được sản xuất hàng loạt mang tính công nghiệp, mẫu mã đồng đều, chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng. Số liệu điều tra cho thấy trên 60% số hộ đã đầu tư máy móc để phục vụ sản xuất.

  • Những tồn ti

- Đóng góp của các làng nghề vào sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố còn khiêm tốn.

- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm vẫn là một trong những rào cản lớn nhất với sự phát triển của làng nghề.

- Nhiều cơ sở sản xuất chưa chú trọng đến nâng cao trình độ công nghệ và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao ñộng còn thấp.

- Trình độ tay nghề của người lao động còn thấp. Thu nhập của người lao động trong một số nghề chưa được cải thiện. Lao động chưa được đào tạo một cách khoa học.

- Hầu hết các cơ sở đều thiếu mặt bằng sản xuất và phải tận dụng ngay nơi ở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

2..3. Nguyên nhân

- Nguồn nguyên liệu cho hoạt động của làng nghề ngày càng trở nên cạn kiệt và thu hẹp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thật sự quan tâm đến vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất, quảng cáo, tiếp thị, thiếu thông tin về thị trường.

- Sự chênh lệch về mức thu nhập, giá trị công lao động tại làng nghề quá thấp so với các nghề khác nên không thu hút được lao nđộng.

- Chưa đào tạo được đội ngũ những người lao động có trình độ tay nghề cao, chưa có chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng và công nhận các nghệ nhân trong làng nghề cũng như những người tâm huyết nghề.

- Chưa tạo ra được những đòn bẩy kinh tế để phát triển làng nghề và làm cho người lao động gắn bó với làng nghề.

- Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn cho các làng nghề (đặc biệt là khó khăn về vốn) chưa được quan tâm đúng mức.

  1. Các giải pháp để phát triển làng nghề mộc Thái Yên ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Thứ nhất, cần Chú trọng công tác xúc tiến thương mại cho hoạt ñộng làng nghề. Chủ ñộng trong khâu thiết kế mẫu mã, chào hàng. Đầu tư phát triển thương mại ñiện tử, nâng cao năng lực sử dụng thương mại ñiện tử trong kinh doanh.

Thứ hai, cần có chính sách thích đáng để các cơ sở sản xuất có thể tự tích luỹ và tìm ñược nguồn vốn lâu dài. Kiến nghị nhà nước tăng mức cho vay hơn nữa và có chính sách ưu ñãi về lãi suất cho vay cũng như thời gian cho vay. Kiến nghị tỉnh cho phép mở rộng sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp với cả các cơ sở sản xuất làng nghề. Đa dạng hoá nguồn vốn ñầu tư phát triển làng nghề. Khuyến khích hiệp hội làng nghề xây dựng một quỹ tín dụng phát triển làng nghề Thái Yên.

Thứ ba, Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, việc đào tạo phải gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tổ chức dạy nghề theo lối truyền nghề. Tổ chức các khoá ñào tạo nghề ngắn hạn tại chỗ. Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao tay nghề tại các cơ sở sản xuất.
Tổ chức các khoá nđào tạo cho các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân với các trường dạy nghề, công ty... Ban hành chính sách tôn vinh nghệ nhân, suy tôn thợ giỏi của các nghề, thực hiện các chính sách xã hội đối với các nghệ nhân, thợ giỏi. Tổ chức việc giữ nghề và truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp trẻ, bồi dưỡng thế hệ kế tiếp

Thứ tư, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các làng nghề. Nhà nước tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân địa phương đầu tư khai thác dịch vụ gia tăng. Xây dựng cơ chế thông thoáng cho các cơ quan, ñơn vị và nhân dân tham gia tổ chức hoạt động làng nghề ñược tiếp cận chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.

  1. Kết luận và kiến nghị

Sự hình thành và phát triển của làng nghề mộc Thái Yên có vai trò rất quan trọng, không ngững giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ caua lao động nông thông theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, cũng giống như bao làng nghề khác của Việt Nam, phát triển làng nghề mộc Thái Yên còn “thiếu bền vững”, thể hiện qua quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, hiệu quả knh tế còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng của làng nghề.

Để làng nghề mộc Thái Yên có thể phát triển bền vững, cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân người dân làng nghề. Hơn nữa việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế - xã hội – môi trường cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của làng nghề.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo sơ kết triển khai đề án 2015-2010 của sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh

Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH,HĐH vùng ven đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tiểu thủ công nghiệp”, Tạp chí lý luận chính trị.

 

https://baohatinh.vn/tag/lang-moc-thai-yen/