Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay, Du lịch tâm linh đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng phổ biến ở Việt Nam. Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Với hệ thống di tích văn hoá lịch sử phong phú tạo cho Hà Tĩnh lợi thế nổi trội trong phát triển du lịch tâm linh. Hà Tĩnh có bề dày lịch sử của vùng đất gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc nên du lịch tâm linh chắc chắn sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

  1. Tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Hà Tĩnh

- Vị trí địa lý: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Tài nguyên du lịch văn hoá: Hà Tĩnh sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể khá phong phú. Hà Tĩnh có hơn 400 di tích, hiện có 62 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 52 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, bao gồm những di tích nổi bật sau:

Ngã ba Đồng Lộc: Ngã ba Đổng Lộc là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2, thuộc địa phận xã Đổng Lộc, huyện Can Lộc. Nơi yên nghỉ của 10 nữ anh hùng và là nơi tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc.

Di tích cách mạng ngã ba Nghèn: Di tích này thuộc địa phận xã Đại Lộc, huyện Can Lộc. Ngã ba Nghèn là chứng tích cách mạng và di tích vãn hoá. Cách ngã ba Nghèn khoảng 300m vế phía đông trước đây có chùa Nghèn và tháp 9 mặt dựng trên núi

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh: Hay còn được gọi là chùa Hương, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nhiều người thắc mắc không biết chùa Hương thuộc tỉnh nào thì ngôi chùa ngự trên lưng chừng đỉnh Ngàn Hống, thuộc dãy Hồng Lĩnh. Địa chỉ chùa Hương thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nằm cách mặt nước biển 650m, ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông này từ xưa đã được ưu ái đặt cho cái tên Hoan Châu đệ nhất danh lam, ghi tên mình vào 21 thắng cảnh của nước ta ngày trước.

Đền củi: Đền Củi (Linh Từ Thánh Mầu) thờ Liễu Hạnh công chúa, sau này hợp tự còn thờ thêm Đức thảnh Trần. Đền nằm ở sườn núi Ngũ Mã ven sóng Lam thuộc địa phận xã Xuân Hổng, huyện Nghi Xuân, cách vinh khoảng 10km

Chùa Chân Tiên: Chùa nằm trên núi Tiên An, sát bờ biển thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được xây dưng vào đời nhà Trần (thế kỷ 13), thờ Phật tổ và Thánh Mẫu. Chùa Chân Tiên vừa là một di tích văn hoá - lịch sử, vừa là một danh thắng quý ở Hà Tĩnh.

Chùa Tượng Sơn: Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê (đầu thế kỷ 18) ở làng Yên Hạ, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn. Chùa do thân mẫu của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng lập. Chùa Tượng Sơn tuy nhỏ nhưng là một ngôi chùa cổ, một di tích lịch sử gắn liền với đại danh y Lê Hữu Trác. Chùa có nhiều pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật với nhiều dáng vẻ độc đáo, đặc biệt là pho tượng lớn Bồ Tát 18 tay. Chùa Tượng Sơn được nhiều du khách thập phương đến lễ bái, vãn cảnh, chiêm ngưỡng.

Khu lưu niệm Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào Việt Nam, danh nhân văn hoa thế giới. Đền thờ Nguyễn Du được xây dựng vào nãm 1825 tại quê hương ông - làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Toàn bộ di tích luư niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyên, làng Tiên Điền nằm rải rác trong diện tích đất chừng 20ha, từ bờ sông Lam đến xứ Đồng Cùng.

- Các lễ hội: Hà Tĩnh bảo lưu khá nguyên vẹn các phong tục tập quán, bao gồm các lễ hội như Lễ hội Chùa Hương Tích, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, Lễ hội chùa Chân Tiên…

Như vậy, với việc sở hữu nhiều hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, dánh thắng, lễ hội truyền thống đặc sắc, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch tâm linh nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững.

 

  1. Một số giải phát phát triển du lịch tâm linh tại Hà Tĩnh

 

            Hà Tĩnh có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng sẵn có phục vụ du lịch, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích cần có những chính sách, kế hoạch phát triển hợp lý.

Thứ nhất, nâng cấp đường giao thông đến khu di tích; đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

             Thứ hai, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác các tour văn hóa tâm linh đến các khu di tích; kết hợp du lịch tâm linh với các loại hình khác như: du lịch sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực… để chuyến tham quan thêm hấp dẫn.

Thứ ba, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh của cho đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch để truyền tải những giá trị nổi trội của các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh đến với du khách.

Thứ tư,thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách.

Tài liệu tham khảo

http://dulichhatinh.com.vn/news/TAI-NGUYEN-DU-LICH/

http://dbndhatinh.vn/dbnd/portal/folder/tin-kt---ct---xh-40/news/phat-trien-du-lich-ha-tinh-tu-goc-nhin-van-hoa-vung.html

http://itdr.org.vn/du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien/