Những thành công trong hoạt động nâng cao giá trị thương hiệu Cam Thượng Lộc thời gian qua

 

Phát triển nông nghiệp trồng trọt là mục tiêu trong điểm trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời gian vừa qua, trong đó có phát triển và xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam hướng tới mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Cam Thượng Lộc được xác định là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Vùng đất Can Lộc là một trong những địa danh trồng cam lớn của Hà Tĩnh. Theo thống kê của sở khoa học tỉnh Hà Tĩnh năm 2018, toàn huyện Can Lộc đã có khoảng 540 hộ trồng cam (chỉ tính hộ trồng từ 0,5 ha trở lên) tập trung chủ yếu ở vùng Trà Sơn. Tổng diện tích trồng cam của huyện là khoảng 350 ha (diện tích cho quả 140 ha). Đa phần các hộ trồng với hai mục đích để bán (100%) và nhân giống (khoảng 12%).Kết quả điều tra cho thấy tại vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc các hộ trồng cam chủ yếu trồng các loại cam chanh Thượng Lộc (khoảng 67%), cam chanh Khe Mây (khoảng 22%), cam Xã Đoài (khoảng 6%), và một số ít giống cam khác (khoảng 5%).

Cam của vùng Trà Sơn có năng suất tương đối cao, trung bình với cam cho thu hoạch đạt 20 tấn/ha; trọng lượng quả trung bình 4,5 quả/kg. Tổng sản lượng hàng năm ước tính 2.800 tấn và doanh thu đạt khoảng hơn 120 tỷ đồng. Địa phương đã có kế hoạch nâng tổng diện tích trồng cam lên tới 500ha vào năm 2020, trong đó có 380ha diện tích cây cho quả, nâng tổng sản lượng quả đạt trên 8.000 tấn/năm.Kết quả thống kê cũng cho thấy sản lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm cam quả của vùng Trà Sơn đang gia tăng và mang lại nguồn thu nhập cũng ngày một tăng. Thu nhập bình quân của các hộ trồng cam ở mức trung bình khá trở lên vào khoảng 360 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên đứng trước thực trạng có quá nhiều nguồn cam không có xuất xứ rõ ràng gắn mác cam Thượng Lộc gây tổn hại đến uy tín của vùng trọng điểm trồng cam này. Hội Sản xuất và kinh doanh cam Thượng Lộc đã được pháp luật bảo hộ thương hiệu tập thể tháng 10 năm 2017.Quá trình xây dựng thương hiệu tập thể là chuỗi các hoạt động tác nghiệp diễn ra trong thời gian dài, đánh dấu sự đầu tư và chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu, khẳng định thương hiệu và mang những giá trị tinh túy nhất của cam Thượng Lộc đến với người tiêu dùng. Để làm được điều đó, Hội Sản xuất và kinh doanh cam Thượng Lộc đã trải qua các giai đoạn xây dựng thương hiệu từ nghiên cứu thị trường cho đến lựa chọn các giá trị cốt lõi của sản phẩm.

Thương hiệu tập thể cam Thượng Lộc đang từng bước tiếp cận rộng hơn và hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.Sau khoảng thời gian bị công chúng lãng quên, nhờ những nỗ lực của địa phương và người nông dân đã đưa cam Thượng Lộc tới các kệ hàng, mọi người lại được thưởng thức nhữngtrái cam mang thương hiệu cam Thượng Lộc với chất lượng cao, hương vị thơm ngon. Việc tạo ra một thương hiệu cam Thượng Lộc được nhiều người biết đến là quá trình nỗ lực và phấn đấu trong thời gian dài, nhất là trong bối cảnh thị trường nông sản nước ta còn chưa hoàn chỉnh và thiếu sựliên kết trong nhiều khâu sản xuất sản phẩm. Hiện nay, cam Thượng Lộc đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu tập thể cam

Thượng Lộc và đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương đầu tư phát triển mở rộng diện tích, hiện đại hóa quy trình trồng trọt. Thương hiệu cam Thượng Lộc hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong thời gian sắp tới nhằm tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu hơn nữa và khẳng định vị thế của sản phẩm đặc sản địa phương này. Nhờ những ưu điểm về chất lượng, giá thành, Hội Sản xuất và kinh doanh cam Thượng Lộc đang tích cực hoàn thiện và tập trung vào khâu phân phối sản phẩm nhằm mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.

Tàiliệuthamkhảo

  1. BáocáosởkhoahọcvàcôngnghệHàTĩnh (2018)
  2. http://thuonghieuvaphapluat.vn/ha-tinh-cam-thuong-loc-an-la-nho-ca-doi-d1887.html
  3. http://khoahocphattrien.vn/Dia-phuong/cam-thuong-loc-giup-nguoi-dan-giau-len/2017053110561773p1c937.htm