^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Tỷ Giá / Giá Vàng

Tỷ giá Loại tiền VNĐ
  • USD
  • EUR
  • HKD
  • CHF
  • JPY
  • AUD
  • CAD
  • SGD
  • NZD
  • THB
  • NOK
Giá vàng 99,99
Mua Bán
  • SJC 10:00
  • SJC lẻ :00
(Đơn vị: 1000đ/chỉ)
Nguồn: VietPublic

Tai lieu ke toan may

HỖ TRỢ, ĐỒNG HÀNH ƯƠM MẦM Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Trong hoạt động khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp vô cùng quan trọng bởi lẽ đó chính là kim chỉ nam dẫn đường từ điểm xuất phát, giúp định hướng mục tiêu, giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Với lý do đó, Trường Đại học Hà Tĩnh luôn chú trọng và đặt mục tiêu thúc đẩy tinh thần sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp ngay từ khi là học sinh, sinh viên.…
74

Những kết quả đạt được của việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm vừa qua

in Tin tức - Sự kiện
Xây dựng NTM là một trong ba chương trình MTQG được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân…
73

MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM

in Tin tức - Sự kiện
Đặt vấn đề Tính đến năm 2022, Việt Nam có 15 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN), tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn còn…
129

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XIV KHOA KINH TẾ-QTKD - TIẾP TỤC THẮP SÁNG NIỀM ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

in Tin tức - Sự kiện
Sáng ngày 06/4/2023, Khoa Kinh tế - QTKD đã tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học năm học 2022-2023. Đây là một hoạt động có ý…

Sinh viên nổi bật

Một số giải pháp tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản

Sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) được xem là một bộ phận quan trọng của
tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, thị trường BĐS Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc, trong đó có vấn đề về tín dụng bất động sản.
Những khó khăn, vướng mắc về tín dụng BĐS cơ bản là: Mục đích vay vốn; lãi suất cao hơn
lãi suất cho vay lĩnh vực khác; hệ số rủi ro áp dụng cao hơn lĩnh vực khác; hạn mức cấp tín dụng; tỷ
lệ giá trị cho vay trên tài sản đảm bảo; chính sách, quy định pháp lý về BĐS thay đổi nhiều, còn
nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng…

Để thực hiện các giải pháp tín dụng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh
nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận vốn tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS
lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước
yêu cầu các Tổ chức tín dụng nỗ lực tối đa tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu
giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án BĐS đã
hoàn thiện thủ tục pháp lý, có khả năng trả nợ; đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp
vượt qua khó khăn.
Tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo
tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ
tốt, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở.
Tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu
thụ sản phẩm, và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,
dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao. Thực hiện các giải pháp phù hợp với quy
định của pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp BĐS và cá nhân, tổ chức mua, nhận chuyển
nhượng BĐS tiếp cận vốn khi đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định.
Chủ động rà soát, phân loại, đánh giá các dự án BĐS đang cấp tín dụng để có giải
pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; kịp thời có giải pháp tín

dụng cho các doanh nghiệp BĐS hoạt động tốt, các dự án phát triển khu công nghiệp,
dịch vụ gặp khó khăn tạm thời. Đối với các dự án hiện đang vướng mắc về thủ tục pháp
lý không thuộc lĩnh vực ngân hàng thì đề nghị khách hàng chủ động báo cáo các cấp có
thẩm quyền xem xét tháo gỡ. Đồng thời, đảm bảo thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng cấp
tín dụng đã ký kết với doanh nghiệp BĐS và người mua nhà.
Xem xét cấp tín dụng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các
đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và
thanh khoản cho thị trường BĐS; chủ động kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, mục đích sử dụng
vốn vay, thu nợ đầy đủ, đúng hạn. Đẩy mạnh cho vay người mua nhà, thu nợ người bán nhà
trong cùng một dự án.
Kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn
cung/BĐS không có nhu cầu thực/kinh doanh có tính chất đầu cơ BĐS, làm giá, lũng đoạn
thị trường BĐS; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách
hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của
TCTD, cho vay chéo..., cân đối tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS một cách
hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín
dụng, việc sử dụng vốn nhất là đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau.
Nâng cao chất lượng thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, nhất là đối với các doanh
nghiệp có trái phiếu BĐS phát hành đến hạn thanh toán, thực hiện đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp theo đúng quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước.
Như vậy, việc hoàn thiện chính sách tín dụng đối với thị trường BĐS là nội dung
quan trọng nhằm khơi thông dòng vốn, đảm bảo sự phát triển của thị trường theo hướng minh bạch, ổn định.

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube