^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Tỷ Giá / Giá Vàng

Tỷ giá Loại tiền VNĐ
  • USD
  • EUR
  • HKD
  • CHF
  • JPY
  • AUD
  • CAD
  • SGD
  • NZD
  • THB
  • NOK
Giá vàng 99,99
Mua Bán
  • SJC 10:00
  • SJC lẻ :00
(Đơn vị: 1000đ/chỉ)
Nguồn: VietPublic

Tai lieu ke toan may

Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3

Trong những ngày tháng 3 thanh niên ý nghĩa, Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học Hà Tĩnh đã tổ chức giao lưu bóng chuyền hơi hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023) và 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023) Tham gia giao lưu bóng chuyền hơi gồm có hai đội với gồm đội I và đội II. Ban tổ chức tặng…
55

QUY ĐỊNH MỞ SỔ GHI CHÉP ĐỐI VỚI CÁ NHÂN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN THEO QUY ĐỊNH THÔNG TƯ 41/2022/TT- BTC

in Tin tức - Sự kiện
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về tinh thần tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, do đó những hoạt động thiện nguyện cứu giúp người…
104

RỘN RÀNG CHUẨN BỊ MÙA THI – MÙA TUYỀN SINH 2023

in Tin tức - Sự kiện
Trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ tiến hành công bố đề thi minh họa và lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm…
41

Một số giải pháp tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản

in Tin tức - Sự kiện
Sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) được xem là một bộ phận quan trọng củatăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, thị trường BĐS…

Sinh viên nổi bật

Áp lực lạm phát tăng trong năm 2023

Năm 2022, nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang phải chịu áp lực lạm phát cao. Nguyên nhân làm gia tăng lạm phát toàn cầu trong năm 2022 là do xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và thực phẩm dẫn đến đẩy giá nguyên vật liệu, hàng hóa tăng cao. Mặt khác, sau khi đẩy mạnh thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin, dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát trên thế giới, các hoạt động kinh tế dần được khôi phục lại làm nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng vọt, do đó đẩy mức lạm phát lên kỉ lục kể từ sau khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì các nền kinh tế đang phát triển sẽ có mức lạm phát bình quân là 9,9%, cao hơn so với các nước phát triển là 7,2%.

Tại Việt Nam, lạm phát năm 2022 vẫn cơ bản được duy trì dưới 4%, đạt mục tiêu đề ra. So sánh với nhiều nước có mức lạm phát cao như Anh, Mỹ,… thì mức lạm phát tại Việt Nam tương đối thấp. Nguyên nhân là rổ hàng hoá tính CPI của Việt Nam khác so với thế giới và Việt Nam làm khá tốt việc bình ổn giá xăng dầu cũng như chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê dự báo, sang năm 2023, lạm phát trong nước có thể tăng hơn 4% đến 4,5% do thị trường Việt Nam có độ trễ so với thế giới và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao. Trong khi nhiều quốc gia như Mỹ được đánh giá đã đạt đỉnh lạm phát vào năm 2022 thì IMF dự báo đỉnh lạm phát của Việt Nam trễ hơn và sẽ đạt đỉnh vào năm 2023, sau đó giảm vào năm 2024. Do đó, Chính phủ cần phải có các giải pháp tài khóa, tiền tệ linh hoạt, phù hợp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế mà không gây tác động tiêu cực lên mức độ lạm phát.

Tài liệu tham khảo:

https://nhipsongkinhdoanh.vn/lam-phat-cua-viet-nam-chua-dat-dinh-nam-2023-co-the-tang-45-post3101880.html

https://infographics.vn/cac-nuoc-co-ty-le-lam-phat-cao/104563.vna

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube