Ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký ban hành 2 thông tư đó là Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC để thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp và hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Quyết định 15/2006 ngày 20/3/2006 đã được ban hành tính đến thời điểm hiện nay là 9 năm. Trãi qua một thời gian khá dài khi tình hình kinh tế- xã hội cũng như Quốc tế có nhiều biến đổi thì đến nay quyết định này có nhiều điểm không còn phù hợp. Chính vì vậy Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC ra đời là một yêu cầu cấp thiết. So với QĐ15/2006 thì Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTCcó nhưỡng điểm mới sau:
- Về hệ thống chứng từ kế toán:
Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn; Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của minh. Doanh nghiệp nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo QĐ 15;
- Về hình thức sổ kế toán:
Doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo QĐ 15; Không bắt buộc áp dụng 4 hình thức sổ kế toán (Nhật ký chung, Nhật ký sổ Cái, Nhật ký chứng từ và Chứng từ ghi sổ). Các doanh nghiệp áp dụng theo hình thức của phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.
- Về hệ thống tài khoản kế toán:
Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn trên tài khoản mà chỉ phân biệt ngắn hạn, dài hạn trên BCĐKT cụ thể:
+ Không sử dụng TK142 mà đưa vào TK242, TK242 đổi tên thành "Chi phí trả trước" so với QĐ 15 thì tài khoản này đã bỏ 2 chữ "dài hạn"
+ Không sử dụng TK311, 315, 342 và sử dụng chung là TK341. TK341 được đổi tên thành "Vay và nợ thuê tài chính"
+ Không sử dụng TK129, 139. 159 mà sử dụng chung vào TK229. TK229 được đổi tên thành "Dự phòng tổn thất tài sản" trong đó có 4 tài khoản cấp 2:
. TK2291: Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
. TK2292: Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
. TK2293: Dự phòng phải thu khó đòi
. TK2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ TK144 không còn được sử dụng mà dùng chung vào TK244. TK244 được đổi tên thành "Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược"
+ Hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định không đưa vào TK335- Chi phí phải trả mà được hạch toán vào TK352- Dự phòng phải trả.
+ TK531, TK532 không còn được sử dụng mà được hạch toán vào TK521. TK521 được đổi tên thành "Các khoản giảm trừ doanh thu". TK521 được chia thành 3 tài khoản cấp 2:
. TK5211: Chiết khấu thương mại
. TK5212: Hàng bán bị trả lại.
. TK5213: Giảm giá hàng bán
+ TK223 không còn được sử dụng mà được hạch toán vào TK222. TK222 đổi tên thành "Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết".
+ Đổi tên một số tài khoản như: TK121- Chứng khoán kinh doanh, TK128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, TK344- Nhận ký quỹ, ký cược, TK421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối….
Bổ sung thêm một số tài khoản như:
+ TK 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại thiết bị, phụ tùng thay thế không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
+ TK 1557 - Thành phẩm Bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thành phẩm bất động sản của doanh nghiệp.
Thành phẩm bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường.
+ TK357- Quỹ bình ổn giá: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (TK632) theo quy định của pháp luật.
+ TK4113- Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu: Tài khoản này chỉ sử dụng tại bên phát hành trái phiếu chuyển đổi, dùng để phản ánh cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm báo cáo.
- Về Phương pháp tính giá:
Thì ở TT200/2014 không sử dụng phương pháp xuất kho nhập sau, xuất trước (LiFo) mà chỉ sử dụng 3 phương pháp: Đơn giá bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước và đơn giá thực tế đích danh.
- Về Báo cáo tài chính:
+ Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của BCĐKT; Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của Báo có lưu chuyển tiền tệ
+ Đặc biệt nhất trong hệ thống Báo cáo tài chính là phần thuyết minh Báo cáo tài chính hầu như mới toàn bộ, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt; Yêu cầu thuyết minh chi tiết về thông tin các bên liên quan đối với nhiều chỉ tiêu để góp phần chống chuyển giá; Thuyết minh về nợ xấu và nợ phải trả chậm thanh toán,..
+ Lần đầu tiên xây dựng nguyên kế toán và Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng tái phân loại toàn bộ tài sản dài hạn thành ngắn hạn; Đánh giá lại toàn bộ nợ phải trả theo giá trị có thể thu hồi.
+ Báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn sẽ là một phần không tách rời của Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
- Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp
- Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất.