^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Chứng khoán

Tai lieu ke toan may

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại

 

    Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Ngân hàng điện tử đã và đang diễn ra ở tất cả các dịch vụ giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thực tế tại Việt Nam cho thấy xu hướng khách hàng sử dụng các dịch vụ điện tử của ngân hàng qua mạng internet hay điện thoại di động ngày càng phổ biến. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại bao gồm:

1. Tiêu chí phản ánh gia tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

a)Sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Tiêu chí số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là tiêu chí phản ánh thực chất dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển tốt hay chưa, đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không.

Chỉ tiêu này được tính bằng sự gia tăng số lượng khách hàng và tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT. Được tính bằng công thức sau:

                                                A=KH(t1)- KH(t0)                (1.1)

                                                            KH(t1)- KH(t0)

                                                G =-----------------------          (1.2)

                                                            KH(t0)

            Trong đó: KH(t0): Số lượng khách hàng năm t0

                             KH(t1): Số lượng khách hàng năm t1

                             A: Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

                            G: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng tăng thể hiện khách hàng quan tâm tới dịch vụ của ngân hàng, một khi thu hút được khách hàng sử dụng và tin dùng một sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng lôi kéo họ sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác điều này sẽ kéo các sản phẩm khác cùng phát triển. Số lượng khách hàng ngày càng tăng thì uy tín của ngân hàng được nâng lên rõ rêt, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ vững khách hàng quen thuộc và thu hút được những khách hàng mới.

b) Sự gia tăng của loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử

            Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng của dịch vụ NHĐT mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng không những nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mà còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu do đó tăng lợi nhuận. Sự đa dạng hóa cần phải được thực hiện trong tương quan so với nguồn lực hiện có của ngân hàng. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao nên ngân hàng không ngừng phải cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Tiêu chí này được đo bằng công thức sau:

                      N= DV(t1)-DV(t0)                              (1.3)

            Trong đó:

            N: Số lượng chủng loại dịch vụ tăng trong kỳ

            DV(t1): Số lượng dịch vụ năm t1

            DV(t0): Số lượng dịch vụ năm t0

c) Sự gia tăng doanh số thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử

            Nếu doanh số giao dịch từ dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên, ngân hàng mở rộng địa bàn cung ứng dịch vụ của mình thì chứng tỏ dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đang trong xu hướng phát triển, và ngược lại. Nhu cầu và đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đông và đa dạng thì ngân hàng càng có cơ hội để phát triển dịch vụ. Điều này cũng chứng tỏ dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đó đã được nhiều người biết đến và chất lượng dịch vụ đã làm hài lòng khách hàng. Các hoạt động marketing dịch vụ hay chính sách khách hàng cũng đã đạt hiệu quả.

            Việc đánh giá sự gia tăng doanh số thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử thông qua hai tiêu chí là mức tăng doanh số thanh toán trong kỳ và tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán trong kỳ. Được tính bằng công thức sau:

            Mức tăng doanh số thanh toán trong kỳ = DS(t1)-DS(t0)                 (1.4)

                                                DS(t1)-DS(t0)

                        G(ds)=    -----------------------                                                        (1.5)

                                                DS(t0)

Trong đó: DS(t0): Doanh số thanh toán năm t0

            DS(t1): Doanh số thanh toán năm t1

                        G(ds): Tốc độ tăng doanh số thanh toán

2. Tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu dịch vụ ngân hàng điện tử

Phân tích sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ giúp chúng ta thấy được tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xu hướng sử dụng sản phẩm từ đó có chính sách phù hợp để có thể đạt hiệu quả cao nhất, mang laị nguồn thu cho chi nhánh. Tiêu chí này có thể đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu:

a) Cơ cấu doanh số thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử

           Cơ cấu doanh số thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử là tỷ lệ phần trăm (%) của doanh số thanh toán qua sản phẩm dịch vụ này so với tổng doanh số thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua công thức sau:  (1.6)

Tỷ lệ thanh toán qua sản phẩm dịch vụ  A

=

Doanh số thanh toán qua sản phẩm dịch vụ  A

x 100%

Tổng doanh số thanh toán qua NHĐT

b) Cơ cấu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử


            Cơ cấu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là tỷ lệ phần trăm (%) của số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ này so với tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Công thức: (1.7)

Tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ  A

 

=

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ  A

 

x 100%

Tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT

3. Tiêu chí phản ánh hiệu quả

a) Lợi nhuận đạt được do dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại

Đối với mỗi dịch vụ cung ứng ra thị trường chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định việc tiếp tục phát triển dịch vụ hay tạm dừng triển khai dịch vụ nếu hiệu quả mang lại không như kỳ vọng đặt ra. Tiêu chí này được đo bằng hai chỉ tiêu sau:

            - Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dịch vụ ngân hàng điện tử

           Tỷ lệ này càng cao, càng chứng tỏ hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng tăng và được xác định bằng công thức: (1.8)

                                                                          Lợi nhuận kỳ n-Lợi nhuận kỳ (n-1)

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ =

                                                                             Lợi nhuận kỳ (n-1)

            - Tỷ trọng lợi nhuận từ ngân hàng điện tử so với tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng

           Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy được khả năng sinh lời của mảng dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại từ đó có phương hướng và biện pháp để phát triển. Tỷ trọng này càng cao cho thấy lợi ích của ngân hàng điện tử càng lớn và ngược lại. Được đo bằng công thức sau: (1.9)

                                                                      Lợi nhuận từ dịch vụ NHĐT

Tỷ trọng lợi nhuận của NHĐT=

                                                                  Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng

b) Chỉ tiêu doanh thu từ phí của dịch vụ ngân hàng điện tử

Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng điện tử của một ngân hàng là tổng số tiền phí mà ngân hàng thu được từ các phí giao dịch điện tử như: phí phát hành, phí sử dụng, phí thường niên, phí thanh toán thẻ tín dụng... Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng điện tử phản ánh việc ứng dụng, sử dụng các dịch vụ này. Vì thế đây được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một ngân hàng. Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng điện tử càng lớn chứng tỏ dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đó đã phát triển hơn so với các ngân hàng có thu nhập thấp hơn và nhận được sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ. Đồng thời nó cũng cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đang được cung ứng mở rộng và ngược lại.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu phí từ dịch vụ ngân hàng điện tử như: khối lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ phí dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, hệ thống công nghệ... Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc duy trì mức phí dịch vụ ngân hàng điện tử rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ. Khi phân tích về chỉ tiêu doanh thu từ phí dịch vụ chúng ta cần làm rõ các vấn đề sau: tỷ lệ phí đó đã hợp lý chưa? So với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Từ  đó có hướng để xây dựng chính sách về phí dịch vụ cho phù hợp để tăng trưởng và phát triển.

c) Hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp

Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ của ngân hàng cho phép khách hàng có khả năng truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. Như vậy, khi khách hàng chủ động thực hiện các giao dịch thanh toán sẽ giúp hạn chế được các rủi ro trong quá trình tác nghiệp của khách hàng cũng như của nhân viên ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu trên thì hiệu quả của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử còn thể hiện ở việc gia tăng được lực lượng bán hàng và gia tăng hiệu quả của công tác bán hàng.

Như vậy, sự phát triển dịch vụ NHĐT của NHTM cơ bản được đánh giá qua các tiêu chí phản ánh gia tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử, tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu dịch vụ ngân hàng điện tử và tiêu chí phản ánh hiệu quả. Sự phát triển của dịch vụ NHĐT sẽ làm tăng uy tín thương hiệu của ngân hàng, tăng quy mô, tốc độ huy động vốn, chất lượng hoạt động tín dụng… Từ đó, mục tiêu lợi nhuận của NHTM tăng lên, năng lực cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]. Cox, David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]. Core-banking giải pháp cho ngân hàng hiện đại  của thời báo ngân hàng đăng trên Website của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Địa chỉ: http:/www.sbv.gov.vn

[3]. Các trang Web:

- www.bidv.com.vn

- www.sbv.gov.vn

- www.nhandan.org.vn

-http://tuoitre.vn/thoi-quen-tien-mat-van-danh-bat-van-hoa-ca-the-tra-tien-20170925090114851.htm

-https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/14/11/giai-phap-phat-trien-thanh-toan-khong-dung-tien-mat.html&p=1

-http://nld.com.vn/kinh-te/thoi-quen-dung-tien-mat-khong-de-bo 20170121221832971.htm

-http://enternews.vn/can-thay-doi-thoi-quen-dung-tien-mat-thanh-toan-94271.html

 

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube