Giải pháp khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch Hà Tĩnh

  1. Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Mọi nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch.

Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh..v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.

- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. 

+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể  bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v. 

+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.

- Tài nguyên du lịch xã hộibao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. 

  1. Tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Tĩnh

Bất kỳ một quốc gia hay địa phương nào muốn phát triển du lịch đều phải dựa trên cơ sở khai thác các tài nuyên du lịch của bản than, trong đó tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những yếu tố then chốt, đây là loại tài nguyên có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tham quan.

Việt Nam đang chủ trương phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp, thể hiện rõ trong Nghị Quyết 08 – NQ/TW của bộ chính trị. Du lịch văn hóa đã và đang trở thành sản phẩm du lịch trọng điểm, chủ đạo của nước ta.

Hà Tĩnh là một trong những địa phương của cả nước giàu tài nguyên du lịch nhân văn cả vè tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và phi vật thể.

2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở Hà Tĩnh gồm các di tích lịch sử văn hóa, các thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh có giá trị to lớn, "gia sản văn hoá" của Hà Tĩnh được xếp tốp 15 tỉnh dẫn đầu trong cả nước. Nguồn tài nguyên vô giá này đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, là cơ sở quan trọng để xây dựng, phát triển các khu, điểm, tuyến du lịch.

Trải qua bao biến cố của thời gian và lịch sự, sự tàn phá của thiên tai, mặc dù có bị mất mát khá nhiều nhưng hiệ nay Hà Tĩnh vẫn còn 557 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 82 di tích quốc gia, 473 di tích cấp tỉnh [4] với đủ loại hình đặc trưng. Hệ thống di tích ấy vừa được phân bố khá đồng đều trên địa bàn 12 huyện, thị, thành vừa có tính tập trung vào một số vùng, vốn là những cái nôi văn hóa như: Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân... lại vừa có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch trong tỉnh, trong nước.

Về Di tích lịch sử: Hà Tĩnh có hệ thống các di tích lịch sử đồ sộ, là tài sản quý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.

  • Nhóm di tích lịch sử văn hóa: là những di tích gắn liền với các sự kiện trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, gắn với những mốc lịch sử quan trọng của đất nước và địa phương.

+ Nhóm di tích lịch sử - văn hóa gắn với kiến trúc nghệ thuật: gồm 12 di tích, tất cả đều là những đình, chùa, miếu, trong đó tiêu biểu là đền Thái Yên (Đức Thọ); đền Võ Miếu (thành phố Hà Tĩnh); đền Lê Khôi (Thạch Hà); đền Cả, chùa Hương Tích (Can Lộc); đền Củi còn gọi là Linh Từ Thánh mẫu (Nghi Xuân), đền Bà Bích Châu (KỳAnh),...

+ Nhóm di tích lịch sử - văn hóa gắn với cách mạng thời đại Hồ Chí Minh: là nhóm di tích hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch của Hà Tĩnh. Trong đó di tích tưởng niệm Bác Hồ ở thành phố Hà Tĩnh, khu lưu niệm Tổng bí thư Trần Phú (Đức Thọ), khu lưu niệm Tổng bí thư Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên) và đặc biệt là di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc) gắn với cuộc chiến tranh chống Mỹ là điểm tài nguyên du lịch có giá trị giáo dục, tri ân sâu sắc cho thế hệ trẻ.

  • Nhóm các di tích tưởng niệm các danh nhân và nhân vật lịch sử: chiếm số lượng lớn, với 33 di tích. Tiêu biểu trong nhóm này là: di tích tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du; Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân); Lê Hữu Trác (Hương Sơn); Nguyễn Biểu, Trần Phú (Đức Thọ); Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (Can Lộc); Di tích khởi nghĩa của PhanĐìnhPhùng (Vũ Quang); Lê Khôi, Trương Quốc Dụng, Lý Tự Trọng (Thạch Hà); Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên);…

Các di tích tưởng niệm các danh nhân và nhân vật lịch sử, một số nằm trong vùng danh lam thắng cảnh như chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, đền thờ Nguyễn thị Bích Châu, Thành Lục Niên,… Có di tích nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên như căn cứ Vũ QuangcủaPhanĐìnhPhùng.Khôngítditíchvừacógiátrịlịchsửvừacógiátrịkiếntrúcnghệthuậtđộcđáo.CáccôngtrìnhkiếntrúcởđâynhìnchungmangđậmphongcáchhậuLê, tiêu biểu là đền Chiêu Trưng (Thạch Hà), đền Cả (Can Lộc). Các công trình thường nhỏ hẹp nhưng chắc chắn, duyên dáng, có chiều sâu nội tâm, phối hợp hài hoà các loại hình  nghệ thuật trang trí nội thất. Đền Chiêu Trưng, đền Cả nổi lên vẻ đẹp quần thể bởi sự sắp xếp tài tình, sự dẫn dắt bằng những chi tiết tinh vi: Nhà bia, miếu nhỏ, cổng nách, vọng lâu, những mảng chạm khắc bên trong nội thất,… Những tượng đài, khu mộ, nhà bia mới được xây dựng sau này có những nét mới nhưng về cơ bản vẫn mang đặc điểm truyền thống này. [4]

Tóm lại, hệ thống di tích lịch sử, văn hoá Hà Tĩnh có một vị thế đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, trong công tác nghiên cứu khoa học, trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch địaphương.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Hà Tĩnh là một địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể khá đa dạng, phong phú và đặc sắc gồm các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca, văn học dân gian, văn hóa gắn liền với các tộc người, tôn giáo...

Theo thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 45 làng nghề, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng như: Mộc Thái Yên, Rèn Trung Lương, Nón Phù Việt, Gốm Cẩm Trang...; 108 lễ hội dân gian với các loại hình: lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa khác. Nhiều làn điệu dân ca có bản sắc riêng: hát ví dặm, hò đồng dao...; một số làn điệu có không gian diễn xướng độc đáo, tiêu biểu: ca trù, ví Phường vải, ví đò đưa, hò Chèo cạn Cẩm Nhượng, sắc bùa Kỳ Anh... Sân khấu có tuồng, chèo, cải lương (đã mai một). Mỹ thuật có: tạc tượng dân gian, trang trí dân gian với lối kiến trúc cổ truyền đa dạng và có bản sắc riêng của Hà Tĩnh. Truyện kể với nhiều thể loại, như: truyện cười, truyện ngụ ngôn... thấm đẫm triết lý nhân sinh bình dân. Bên cạnh đó là tri thức dân gian, ẩm thực...

Nhìn chung, tài nguyên du lịch nhân văn Hà Tĩnh phong phú và có giá trị phục vụ du lịch rất cao. Cùng với tài nguyên tự nhiên, nếu khai thác tốt, có thể đáp ứng cho du khách nhiều chương trình tham quan phong phú và hấp dẫn.

  1. Giải pháp khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch ở Hà Tĩnh

Mặc dù tài nguyên nhân văn ở Hà Tĩnh rất phong phú, nhưng việc khai thác, quản lý, phát triển các tài nguyên này chưa tương xứng và còn nhiều bất cập. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với ngành văn hóa trong qui hoạch phát triển du lịch, dịch vụ trong việc điều tra, khảo sát hiện trạng, phân loại phân nhóm giá trị các di tích, vì vậy quy hoạch hệ thống di tích lịch sử văn hóa chưa được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương, do đó chưa phát huy được hết các giá trị của tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch của từng địa phương nói riêng và của Hà tĩnh nói chung. Trong thời gian tới, để khai thác tốt tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, Tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Căn cứ vào các nghị quyết này làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch duy tu, bảo tồn, khai thác các di tích văn hóa lịch sử của của từng địa phương một cách khoa học hợp lý, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến các di tích, tăng cườngtuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương và các doanh nghiệp khai thác du lịch về tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn trong khai thác phát triển du lịch.

- Thứ hai,cần phải có sự gắn kết thống nhất giữa ngành du lịch với ngành văn hóa, hoạt động của ngành này phải là tiền đề, cơ sở, điều kiện cho ngành kia và ngược lại. Cần có sự phối kết hợp trong việc điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử trên địa bàn các địa phương để đề nghị các cấp thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trên cơ sở các di tích được xếp hạng, tiến hành phân loại và khai thác hiệu quả tài nguyên này của từng địa phương, bởi không phải tất cả các di tích đều trở thành sản phẩm du lịch, vì vậy địa phương cần xem xét lựa chọn các di tích đặc sắc, có ý nghĩa nổi bật để đầu tư phát triển thành sản phẩm du lịch chủ đạo của địa phương. Nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội tỉnh nhà nói chung.

Thứ ba, Tăng cường quảng bá về giá trị nhân văn của Hà Tĩnh, trong đó chú trọng cả về hệ thống các di tích cùng với tuyên truyền về các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca, văn học dân gian nhằm truyền bá rộng rãi các thông điệp của các loại tài nguyên nhân văn của các địa phương tới đông đảo người dân địa phương cũng như cung cấp thông tin thiết thực cho các du khách, từ đó nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch, thu hút du khách.

Thứ tư, Cần phát triển du lịch theo hướng “du lịch trách nhiệm”, tức là du lịch luôn phải gắn liền với tôn trọng, khai thác tối ưu giá trị du lịch nhưng phải hài hòa trong việc giữ gìn văn hóa, môi trường du lịch. Kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương trong khai thác giá trị tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác các gía trị của các di tích trong phát triển du lịch của địa phương.

Thứ năm,ngành du lịch kết hợp với các địa phương, đề xuất các chính sách, cơ chế, kinh phí để đầu tư về nhân lực, xây dựng hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác các giá trị nhân văn của địa phương một cách hiệu quả nhất. Tăng cường đào tạo kỹ năng thuyết trình cho hướng dẫn viên về các tài nguyên nhân văn, nhằm truyền đạt chân thật và sống động về ý nghĩa lịch sử và thực tiễn của các tài nguyên nhân văn của địa phương.

Tài liệu tham khảo

[1]Phạm Đức Ban, Nghiên cứu, định hướng bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa Hà Tĩnh (2007)

[2]Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị khóa XII về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

[3]. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2017), Nghị quyết quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2017.

[4] Trần Tấn Hành (1997), Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở Văn hoá Thông tin HàTĩnh.