^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Ứng dụng tài chính hành vi đối với nhà quản lý thị trường chứng khoán

 

            Lý thuyết tài chính hành vi (tài chính hành vi) có thể được hiểu là lý thuyết sử dụng các nghiên cứu về tâm lý và hành vi của con người nhằm lý giải các vần đề về tài chính. Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài chính, nó nghiên cứu bổ sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống bằng việc giới thiệu hành vi tác động tới tiến trình đưa ra quyết định.Lý thuyết tài chính hành vi bị chi phối bởi các yếu tố: tâm lý học, xã hội học và tài chính học.

            Tài chính hành vi giúp nhận dạng và phân tích các yếu tố về hành vi của nhà đầu tư cần lưu ý khi xây dựng các chính sách quản lý và giám sát TTCK. Những nghiên cứu mới về tài chính hành vi đã cung cấp cho những người làm chính sách những giải pháp mới dựa vào tâm lý và cách hành xử của con người để đưa ra quyết định hợp lý. Người làm chính sách có thể dựa vào 7 nguyên tắc tâm lý của con người sau đây để đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý để điều hành thị trường.

             Một là, dựa vào tâm lý đám đông của nhà đầu tư

            Nhiều hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành vi của người khác. Học theo xã hội là cách chúng ta nhìn cách hành xử của người khác và học cách hành xử theo. Trong những tình huống phức tạp mà chúng ta chưa quen, chúng ta đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những người có quyền và những người mà chúng ta kính trọng hay thích. Ảnh hưởng hành vi của con người trên những tiêu chuẩn xã hội đó thay đổi theo hướng tiến bộ. Một khi những người làm chính sách xác định hành vi đặc biệt mà họ cố gắng thay đổi, họ có thể đánh giá vai trò mà những chuẩn mực xã hội đóng vai trò trong việc ảnh hưởng hành vi này. Nếu những hành vi của người khác đóng một vai trò quan trọng, điều này có thể được lan truyền. Malcolm Gladwell mô tả cách một số lượng nhỏ những người quan trọng có ảnh hưởng lớn trong cuốn sách của ông ta "The Tipping Point", ông chia những người như thế thành 3 nhóm: The Mavens, The Connections và The Salesmen. The Mavens là những người có kiến thức xuất sắc mà bạn cần lời khuyên của họ. The Connections có rất nhiều sự kết nối, vì thế thông tin của họ có tiềm năng là được phân phối tới những đám đông. The Salesmen là những người có quyền lực để thuyết phục chúng ta thay đổi hành vi của chúng ta. Vì thế những người làm chính sách phải thấy sự hữu ích để tập trung nỗ lực của họ để tạo ra sự thay đổi hành vi trên nhóm người đặc biệt này, họ sẽ giúp làn truyền được một sự thay đổi rộng lớn. Và từ những thông tin mà họ lan truyền được với tâm lý đám đông sẽ giúp ích các nhà đầu tư hành động đúng đắn hơn.

            Hai là, Dựa vào thói quen

            Nhà tâm lý chấp nhận rằng sự thường xuyên của hành vi tâm lý quá khứ ảnh hưởng đến hành vi hiện tại của chúng ta. Vì thế khi những người làm chính sách muốn thay đổi hành vi của con người thì nên xem xét vấn đề thói quen. Có thói quen nào cản trở việc thay đổi hành vi và nếu có thì chúng mạnh như thế nào? Những hành vi thói quen như thế có thể làm tăng nhận thức của con người như thế nào? Động cơ nào, tài chính hay không tài chính, mà mọi người được trao cho để giúp họ thay đổi hành vi và những phản hồi nào có thể được đưa ra để giúp củng cố hành vi mới và gắn chặt nó như là hành vi mới?

            Ba là, Cảm giác "công bằng" tác động tới hành vi của con người

            Những nhà quản lý khi đưa ra chính sách nên xem xét mọi nhận thức như thế nào về hành vi mà họ đang cố gắng thay đổi. Nếu nó được xem là đáng xấu hổ, có lẽ sẽ kém hiệu quả khi đưa ra một hình phạt bởi điều này có thể dẫn đến chúng ta tiếp tục hành vi xấu của chúng ta cùng với việc chấp nhận một hình phạt. Nếu nó được xem là một việc đúng để làm, nó có thể sẽ kém hiệu quả khi đưa cho một phần thưởng tài chính bởi nó sẽ làm giảm động lực đáng kể để tiếp tục hành vi. Kích thước của bất kỳ động cơ tài chính nào nên được xem xét cẩn thận - một sự trừng phạt lớn sẽ là một trở ngại, và trả cho người tự nguyện một khoản lương đủ cao sẽ khuyến khích họ. Sự xem xét nên gắn với cảm giác công bằng của con người, và ngược lại sự quan tâm nên được thực hiện theo cách hiệu quả để không làm cho mọi người cảm thấy chính sách không công bằng, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cam kết trong tương lai.

            Bốn là, Nguyên tắc tự điều chỉnh hành vi

            Nếu chúng ta đang làm một điều gì đó với không thoải mái với thái độ, giá trị và mong đợi của chúng ta, chúng ta sẽ thay đổi thái độ và giá trị để chứng minh hành động đó. Theo cách này, cam kết được thấy rất quan trọng: khi một người hứa để làm một cái gì đó, họ có xu hướng gắn với hành vi này mặc dù có hay không có phần thưởng hay sự trừng phạt. Vì thế mà người làm chính sách nên xem xét có hay không tính thực tế để bắt mọi người thực hiện cam kết, và nếu thế, thì cách nào làm cho những cam kết đó có hiệu quả. Những giải pháp mà nhà quản lý cần chú ý khi đưa ra chính sách là: nhấn mạnh lời cam kết viết thay vì nói; nên có những cam kết công chúng; tìm kiếm nhóm người đưa ra lời cam kết có hiệu quả; xem xét những hiệu quả về chi phí để đạt được những cảm kết; giúp mọi người đưa ra quan điểm của họ và không nên sử dụng cưỡng ép để có những lời cam kết.

            Năm là, Sự không yêu thích rủi ro của nhà đầu tư

            Một sự trừng phạt gây cản trở nhiều hơn so với một phần thưởng khi chúng có cùng kích thước tương tự. Việc đe dọa mất uy tín sẽ là động cơ mạnh mẽ cho việc không làm gì cả. Rủi ro mà mọi người có xu hướng chấp nhận để tránh một mất mát lớn hơn, vì thế sự trừng phạt có thể được thiết kế để kìm chế hành vi xấu của nhà đầu tư có thể gây phản ứng ngược và khuyến khích mọi người làm cái gì đó xấu hơn để tránh lỗ. Vì vậy khi đưa ra hình thức trừng phạt hay khen thưởng, người làm chính sách nên xem xét kỹ hành vi này của nhà đầu tư.

            Sáu là quá tự tin và phản ứng thái quá của nhà đầu tư

            Chúng ta đánh giá thấp những thứ mà xảy ra thường xuyên, hay những thứ mà xảy ra trong tương lai, mà chúng ta thường đánh giá quá cao cái mà chúng ta có thể tưởng tượng, đặc biệt nếu nó làm một phần của sự sợ hãi, những thứ mà đưa chúng ta một sự trải nghiệm ngắn. Sự yêu thích của chúng ta thì không tương xứng với thời gian. Điều này thường biểu hiện trong cách mọi người chọn phần thưởng ngắn hạn bỏ qua dài hạn, như đầu tư vào cổ phiếu ngắn hạn.

Đối với khung có sẵn, nếu chúng ta phải làm một quyết định giữa hai hành động, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách mà hai kết quả có thể được trình bày trước chúng ta. Nếu một người đang sắp đối diện với một mất mát và người khác đang hòa vốn hay sắp đạt được một khoản lãi, thì chúng ta sẽ tránh những mất mát hiển nhiên -thậm chí khi hai kết quả giống nhau về tính toán.

Vì thế, những người làm chính sách mà liên quan đến động cơ tài chính hay cản trở tài chính nên chú ý những thiên hướng trên của con người và trực giác về khả năng. Chẳng hạn, nếu việc trừng phạt thì được sử dụng cho sự không tuân theo, thông tin được công bố về chúng nên được mô tả sống động để kích thích trí tưởng tượng vào trong suy nghĩ "một hình phạt thì thật khủng khiếp". Ngược lại, nếu phần thưởng thì được sử dụng để làm tăng thêm sự tuân thủ, những điều này nên được làm cho dễ thấy. Thêm vào đó việc mất mát ngay lập tức thì lớn hơn giải thưởng dài hạn, vì thế người làm chính sách nên tìm giải pháp để tránh mất mát tức thì.

            Bảy là, Con người trở nên thụ động khi bị dẫn dắt bởi quá nhiều thông tin

            Những việc làm cho con người có khả năng kiểm soát hay không là thông tin, sự lựa chọn và tầm quan trọng của việc tham gia. Nếu có nhiều thông tin sẽ dẫn người ta đến cảm giác không có ích và thụ động. Khi có quá nhiều sự lựa chọn, chúng ta cảm thấy bị lấn át và không biết chọn cái nào đó, thông thường ta không chọn cái nào. Hoặc nếu chúng ta chọn được chúng ta sẽ không thỏa mãn vì chúng ta nghĩ có lẽ mình đã chọn sai. Vì vậy quá nhiều thông tin có thể sẽ kém hiệu quả. Nên chắc chắn rằng những mục tiêu cá nhân không bị dẫn dắt bởi thông tin hay những luật lệ thủ tục quá dài dòng. Những người làm chính sách nên biết người ta không thích quá nhiều thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Lê Thị Ngọc Lan(2009), Luận án Nghiên cứu lí thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

2. TS. Nguyễn Đức Hiển, Sự phát triển của tài chính hành vi và một số kết quả ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube