^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Định hướng học tập ngoại ngữ nhằm tăng khả năng tìm kiếm việc làm đối với sinh viên ưa thích nghề hướng dẫn viên du lịch

            1. Thực trạng đào tạo và học ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam

Với xu hướng toàn cầu hóa ngày nay thì ngoại ngữ là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với sinh viên nói chung và đối với sinh viên ngành du lịch nói riêng. Sở hữu khả năng giao tiếp tốt một ngoại ngữ sẽ dễ dàng hiểu và yêu con người và mảnh đất xuất xứ của ngôn ngữ đó. Từ đó, chúng ta không chỉ giàu có về kiến thức, vốn sống mà còn giàu tình yêu thương với mọi người, đồng thời là cơ hội để tìm kiếm việc làm và làm giàu của cải cho bản thân.

            Hiện nay, ở Việt Nam việc học tập ngoại ngữ đang trở thành phong trào đối với mỗi học sinh, sinh viên và với mọi người. Tuy nhiên việc học tập và đào tạo ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào các ngoại ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật….còn lại những ngoại ngữ khác chưa được chú ý đào tạo. Cụ thể:

Bảng 1. Thống kê ngoại ngữ đào tạo tại một số trường đào tạo ngoại ngữ trọng điểm Ở Việt Nam

TT Tên Trường đào tạo Ngôn ngữ đào tạo Ghi chú
1 Đại học ngoại ngữ- ĐH quốc gia Hà Nội Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Ả rập  
2 Đại học Hà Nội Anh, Nga, Pháp, Ý, Trung, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha  
3 Đại học Ngoại thương Anh, Pháp, Trung, Nhật  
4 Học viện ngoại giao Anh, Pháp, Trung  
5 Đại học Thăng Long Anh, Trung, Nhật  
6 Đại học Thái Nguyên Anh, Nga, Trung, Pháp  
7 Đại học FPT Anh, Nhật  
8 Đại học ngoại ngữ- Đại học Huế Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn  
9 Đại học ngoại ngữ- ĐH Đà Nẵng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Thái  
10 Đại học ngoại ngữ- tin học TP Hồ Chí Minh Nhật, Hàn, Trung  
11 Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Ý, Tây Ban Nha  

(Nguồn: Tác giả thống kê )

                      Như vậy, có thể thấy rằng ở 11 cơ sở đào tạo lớn trên cả nước về ngoại ngữ chỉ đào tạo và cấp bằng đại học các ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Ý, Trung, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và có 1 trường đào tạo tiếng Thái Lan và 1 đào tạo tiếng Ả rập.

   2. Thực trạng hướng dẫn viên quốc tế của Việt Nam và định hướng học tập ngoại ngữ đối với sinh viên yêu nghề hướng dẫn viên du lịch

            Với thực trạng đào tạo ngoại ngữ hiện nay ở nước ta còn bỏ trống một số ngoại ngữ, vì vậy, kéo theo là lượng hướng dẫn viên của các ngôn ngữ này cũng ít và gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam khi ngày càng có nhiều du khách thuộc các nước trên đến du lịch tại Việt Nam.

Bảng 2. Thống kê thực trạng sử dung ngôn ngữ của hướng dẫn viên du lịch

ở Việt Nam

TT Quốc gia Số lượng TT Quốc gia Số lượng
1 Trung Quốc 1.754 9 Đức 412
2 Hàn Quốc 81 10 Lào 8
3 Nhật 519 11 Indonesia 20
4 Tiếng Anh (Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Philipin… ) 5.778 12 Tây Ban Nha 207
5 Nga 523 13 Italy 58
6 Campuchia 12 14 Các quốc gia khác 62
7 Thái Lan 159   Tổng cộng 10.325
8 Pháp(Canada, Thụy sỹ) 1.155   (Có 423 HDV sử dụng 2 ngôn ngữ)

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam. Cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch Việt Nam

Trong số 10.215 HDV quốc tế thì tiếng Anh có 5.778 người, tiếng Trung Quốc có 1.754 người, tiếng Pháp có 1.155 người, tiếng Nga có 523 người, tiếng Nhật Bản có 519 người....  HDV sử dụng ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á(Malaysia, Mianma..), châu Á (trừ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), châu Phi, Ả Rập… rất hiếm và gần như không có, trong khi đó số lượng du khách thuộc các quốc gia này đến Việt Nam du lịch và làm việc ngày càng tăng dẫn đến tình trạng vào mùa du lịch các công ty du lịch và lữ hành gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm hướng dẫn viên quốc tế, tuy nhiên không phải hướng dẫn viên ngôn ngữ nào cũng thiếu.

Bảng 3. Thống kê du khách quốc tế đến Việt Nam  năm 2015

TT Quốc gia Số lượng TT Quốc gia Số lượng
1 Trung Quốc 1.780.918 16 Canada 105.670
2 Hàn Quốc 1.112.978 17 Philippin 99.757
3 Nhật 671.379 18 Indonesia 62.240
4 Mỹ 491.249 19 Hà Lan 52.967
5 Đài Loan 438.704 20 Tây Ban Nha 44.932
6 Malaisia 346.584 21 Italy 40.291
7 Nga 338.843 22 Thụy Điển 32.025
8 Úc 303.721 23 Niuzilan 31.960
9 Singapore 236.547 24 Thụy Sỹ 28.750
10 Campuchia 227.074 25 Đan Mạch 27.414
11 Thái Lan 214.645 26 Bỉ 23.939
12 Anh 212.798 27 Na Uy 21.425
13 Pháp 211.636 28 Phần Lan 15.043
14 Đức 149.079 29 Các quốc gia khác 507.091
15 Lào 113.992   Tổng cộng 7.943.651

            Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Thống kê khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015

Như vậy, Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 quốc gia có lượng du khách vào Việt Nam nhiều nhất, sau đó đến Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Malaysia, Nga và Úc.

            Với thực trạng du khách và thực trạng sử dụng ngôn ngữ của hướng dẫn viên quốc tế của Việt Nam có thể thấy được sự thiếu hụt du khách dựa trên chỉ tiêu số du khách/1 HDV (Xem bảng 4)

TT Ngôn ngữ Số du khách/1HDV Ghi chú
1 Các quốc gia khác 10966 (Chủ yếu là Malaysia, Mianma, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Na Uy, Phần Lan)
2 Campuchia 18923  
3 Lào 14249  
4 Hàn Quốc 13740  
5 Thái Lan 1350  
6 Trung Quốc 1265  
7 Nhật 1294  
8 Italy 695  
9 Nga 648  
10 Đức 362  
11 Indonesia 311  
12 Tây Ban Nha 217  
13 Tiếng Anh (Anh, Mỹ, Úc, Singapore, philipin… ) 233  
14 Pháp(Canada, Thụy sỹ) 195  

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng 4, có thể xác định được số lượng hướng dẫn viên quốc tế còn thiếu của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới theo thứ tự sau: Malaysia, Mianma, Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản.

Đối với sinh viên ưa thích nghề hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là sinh viên ngành du lịch thì mục tiêu cần đạt đến đó là đạt được tiêu chuẩn hướng dẫn viên quốc tế vì như vậy sẽ có thể hướng dẫn cả khách quốc tế và khách nội đia (Điều 72 Luật Du lịch 2005). Theo tiêu chuẩn thì để được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế thì cần đạt đủ các điều kiện sau:

1) Điều kiện về nghiệp vụ

- Đối với học viên tốt nghiệp đại học ngành du lịch phải có Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1 tháng

- Đối với học viên tốt nghiệp đại học khối Kinh tế, Khoa học xã hội phải có Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 tháng

- Đối với học viên tốt nghiệp đại học khối Khoa học tự nhiên, Kinh tế kỹ thuật - Công nghệ phải có Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 3 tháng

- Đối với học viên tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác và có thẻ HDV Nội

2) Điề kiện về ngoại ngữ:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở lên;

- Có chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Với thực trạng hướng dẫn viên du lịch quốc tế như đã phân tích ở trên thì trong thời gian tới những sinh viên ưa thích nghề nghiệp hướng dẫn viên nên có hướng lựa chọn trang bị cho mình ngoại ngữ theo hướng tập trung vào những ngôn ngữ mà còn ít hoặc chưa có hướng dẫn viên(Malaysia, Mianma, Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản…). Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể dễ dàng tìm thấy nơi học và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, việc lựa chọn ngôn ngữ để học còn phải căn cứ vào điều kiện của bản thân, sự sẵn có các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có dạy và cấp chứng chỉ của các ngôn ngữ trên.

3. Kết luận

Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp nói chung là yêu cầu tất yếu, nó còn quan trọng hơn đối với những sinh viên yêu thích nghề hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngoại ngữ để học tập sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm (hướng dẫn viên) sau khi tốt nghiệp. Bài viết đã phân tích và chỉ ra những ngôn ngữ hiện nay còn thiếu hướng dẫn viên hoặc rất hiếm hướng dẫn viên nhằm định hướng cho việc lựa chọn và học tập ngoại ngữ nhằm nâng cao cơ hội và khả năng tìm kiếm được việc làm và thành công trong sự nghiệp cho sinh viên yêu thích nghề hướng dẫn viên du lịch.

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ. Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, Điều 33

2. Quốc hội Việt Nam. Luật du lịch số số 44/2005/QH11,

3. Tổng cục thống kê Việt Nam. Thống kê khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/19659

4. Tổng cục du lịch Việt Nam. Cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch Việt Nam. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/95

5. Trang web của các trường đại học ở Việt Nam.

- Đối với học viên tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác và có thẻ HDV Nội 
2) Điề kiện về ngoại ngữ:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở lên;

- Có chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube