^Back To Top
foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Ảnh hưởng của giá xăng dầu tới lạm phát ở Việt Nam năm 2015

Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Năm 2015, lạm phát được đánh giá là đạt mức thấp nhất trong hơn một thập kỉ qua với nhiều lần tỉ lệ lạm phát các tháng chạm đáy. Sự biến động giá xăng dầu có ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ lạm phát của Việt Nam?

1. Ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới tới giá xăng dầu Việt Nam

            Dầu mỏ là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá. Thị trường dầu mỏ  có hai loại chủ yếu là dầu thô Brent và dầu thô West Texas Immidiate (WTI). Các quốc gia có vai trò chi phối, điều hành nguồn cung cầu của thị trường dầu mỏ hiện nay là Nga, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và mới đây nhất là Mỹ. Trong thời gian qua, giá dầu thế giới có nhiều biến động.

Biểu đồ 1. Biến động giá dầu từ 2005 đến nay

                                                           Thế giới                                                                      Việt Nam

Tinh 1Tinh 2

Nguồn:www.roselandoilandgas.com

Giá dầu tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Tuy nhiên biên độ giao động giá dầu tại Việt Nam không cùng biên độ giao động giá dầu thế giới. Giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao do chịu tác động của hàng chục loại thuế và phí do đó, mức giảm giá xăng dầu của Việt Nam không bằng mức tăng trước đó và không bằng mức giảm giá dầu của thế giới.

2. Ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu tới lạm phát ở Việt Nam

Xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” và là một trong 572 mặt hàng được quy định để tính CPI. Vì thế, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định trong giá cả của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Mặt hàng xăng dầu có quyền số 2,58% trong rổ hàng hóa tính CPI (kỳ tính 2009-2014) (theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - cục trưởng cục quản lý giá, bộ Công thương). Như vậy việc tăng giá dầu thô thế giới ảnh hưởng nhất định đến CPI, từ đó ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam.

            Từ đầu năm 2015 đến nay, giá dầu mỏ thế giới liên tục trồi sụt, nhưng sau quyết định không cắt giảm sản lượng của OPEC thì liên tục đi xuống và giảm chạm đáy chỉ 35$/thùng, mất tới hơn 66% so với đỉnh điểm năm 2014 và  hơn 40% so với cùng thời điểm tháng 12 năm 2014. Do vậy cũng ảnh hưởng đến giá xăng trong nước.

            Năm 2015,giá xăng dầu giảm 17% so với đầu năm, tuy nhiên là do trong năm Chính phủ quyết định tăng thuế bảo vệ môi trường đánh vào giá xăng dầu thêm 2000đ, nên thực tế giá xăng giảm 28%. Như vậy CPI giảm 0.28*2.58%=0.72%.

3. Ảnh hưởng gián tiếp của biến động giá xăng dầu tới lạm phát ở Việt Nam

Giá xăng dầu luôn biến động không ngừng tuy nhiên đây vẫn là mặt hàng thiết yếu nên việc tăng hay giảm giá xăng dầu không tác động nhiều đến việc sử dụng xăng dầu.

Xét đến dầu mỏ là nhiên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác nên khi dầu mỏ tăng giá như trường hợp năm 2007 các mặt hàng khác cũng tăng giá theo. Theo thống kê trên thị trường thế giới, giá dầu tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59.6%, khí hóa lỏng tăng 95% so với cuối năm 2007. Còn trong nước, dù Chính phủ hết sức kiểm soát giá xăng dầu, tuy nhiên cũng vẫn phải tăng giá xăng dầu, khiến cho giá xăng tăng tới 46% so với cuối năm 2007. Điều này kéo theo giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7.6%, than tăng 30%, xi măng tăng 15%, phân bón tăng 58%. Như vậy khiến cho chi phí sản xuất tăng cao. Đối với những mặt hàng nước ta xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, điều… cũng có giá tăng cao trên thị trường quốc tế, khiến cho giá thu mua của người nông dân cũng tăng cao, từ đó ảnh hưởng lớn đến mặt bằng chung giá cả của thị trường trong nước.

Như vậy có thể thấy rằng, giá xăng dầu biến động không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới lạm phát mà thông qua việc ảnh hưởng tới các nhóm hàng khác ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát.

            Bảng 1. Các nhóm mặt hàng để tính CPI giai đoạn 2009-2014

Các nhóm hàng Quyền số (%)
01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93
02 Đồ uống và thuốc lá 4,03
03 May mặc, mũ nón, giày dép 7,28
04 Nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng 10,01
05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65
06 Thuốc và dịch vụ y tế 5,61
07 Giao thông 8,87
08 Bưu chính viễn thông 2,73
09 Giáo dục 5,72
10 Văn hóa, giải trí, du lịch 3,83
11 Hàng hóa, dịch vụ khác 3,34

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009-2014

Bảng trên nêu rõ quyền số của 11 nhóm hàng hóa tiêu biểu trong giỏ hàng hóa CPI. Quyền số của các nhóm hàng hóa phản ảnh mức độ ảnh hưởng tới CPI. Trong đó có một số mặt hàng tiêu biểu mà xăng dầu là nguyên liệu đầu vào cũng như chiếm tỷ trọng lớn trong việc hạch toán chi phí.

            Theo ước tính ở trên đã chỉ ra, giá xăng dầu năm 2015 giảm 28% so với năm trước. Với cột số (1), ta có tỷ trọng xăng dầu chiếm trong tổng chi phí ảnh hưởng đến mặt hàng đó.Việc giảm giá 28% của giá xăng dầu nhân với tỷ trọng giá xăng dầu trong từng mặt hàng sẽ ra được mức giảm giá do giá xăng dầu tác động đến từng mặt hàng. Quyền số CPI được tính theo số liệu của Tổng cục thống kê nhân với mức giảm giá ở cột (2) ta thu được giá trị ảnh hưởng tới CPI ở cột (4)

Bảng 2. Đánh giá ảnh hưởng biến động giá xăng dầu tới lạm phát thông qua các mặt hàng khác

Mặt hàng Tỷ trọng xăng dầu
(1)
Giảm giá
(2)

Quyền số CPI

(3)

Ảnh hưởng CPI

(4)

  (1) (2)=(1)*0,8 (3) (4)=(2)*(3)
Đánh bắt thủy sản 23.57% 6.60% 3.95% 0.26%
Sản xuất phương tiên giao thông 16.87% 4.72% 1.69% 0.08%
Xăng dầu - - 2.58% 0.72%
Điện và gas đốt 12.15% 3.40% 3.56% 0.12%
Giao thông đường bộ 19.85% 5.56% 0.59% 0.03%
Giao thông đường sắt 11.24% 3.15% 0.21% 0.01%
Giao thông đường thủy 34.09% 9.55% 0.05% 0.00%
Giao thông đường hàng không 21.30% 5.96% 0.17% 0.01%

Dựa theo bảng phân bố quyền số của Tổng cục thống kê 2009 - 2014

            Như vậy, khi giá xăng dầu giảm 28% sẽ ảnh hưởng trực tiếp 0,72% và ảnh hưởng giản tiếp 0,52% (bằng tổng số giá trị ảnh hưởng tới CPI của các mặt hàng khác) đến lạm phát, hay làlạm phát bị giảm 1.24%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lạm phát thấp: Thách thức mới cho công tác điều hành kinh tế - Ngô Thị Chính Đức - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)/NCĐT

[2]. Các trang web:

http://global-rates.com

http://data.worldbank.org

http://vneconomy.vn

https://www.gso.gov.vn

Copyright © 2013. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hà Tĩnh Rights Reserved.


Facebook twitter youtube